Kinh nghiệm cho tân sinh viên mới nhập họcLà tân sinh viên, hẳn ai cũng có những bỡ ngỡ ngày đầu theo học bậc đại học. Dưới đây là những kinh nghiệm cần thiết cho tân sinh viên khi mới nhập học, các em tham khảo nhé. Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trước khi lên nhập học Có lẽ đây là điều mà bất cứ ai cũng ý thức được, nhưng nếu không nhắc đến nó thì lại là một điều thiếu sót vì đây là yếu tố quan trọng hàng đầu khi bạn lên làm thủ tục nhập học. Trong giấy báo trúng tuyển đã ghi đầy đủ giấy tờ mà bạn cần mang theo. Chính vì thế để tránh gặp rắc rối khi làm thủ tục nhập học, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo hướng dẫn. Sau đó để riêng vào túi hồ sơ, cẩn thận đừng để nhàu nát. Đặc biệt bạn cần lưu ý, không cuộn tròn hoặc gấp đôi, gấp 3 bất cứ một loại giấy tờ nào vì như vậy sẽ tạo ra cảm giác khó chịu cho các thầy cô. Họ không thấy bạn có sự đam mê theo đuổi ngôi trường bạn đang học hay ít nhất là bạn không tôn trọng họ. Tìm hiểu trước về trường mà bạn theo học Để hạn chế tối đa sự bỡ ngỡ của mình, bạn hãy tìm hiểu trước ngôi trường mà bạn sắp theo học. Hãy lên Google và tìm hiểu tất cả các thông tin từ lịch sử phát triển, các hoạt động truyền thống, thành tích đạt được đến hình ảnh ngôi trường, phòng đào tạo, văn phòng khoa, thư viện, các tòa nhà,… Tất cả các thông tin đó sẽ tạo ra cái nhìn bao quát nhất, chắc chắn sẽ giúp bạn tự tin hơn khi nhập học cũng như trong thời gian đầu khi mới theo học tại trường. Một vài lưu ý dành cho các tân sinh viên lên thành phố học tập: 1. Mục tiêu học hành rõ ràng Thực tế cho thấy, sinh viên luôn có tâm lý xả hơi sau khi đỗ đại học. Điều này sẽ làm bạn chệch xa mục tiêu học tập ban đầu. Vì ở bậc đại học, các giảng viên chỉ là người truyền đạt các kiến thức chuyên môn, khơi ra những vấn đề mang tính gợi mở và chính các sinh viên sẽ là người tự tìm hiểu và nghiên cứu ở nhà. Thậm chí có nhiều bộ môn, thời gian dành cho sinh viên tự nghiên cứu, làm tiểu luận, thuyết trình trước lớp còn nhiều hơn thời gian giảng viên lên lớp. Do đó, nếu có suy nghĩ nghỉ ngơi thì bạn nên cân nhắc lại. Học như thế nào để chắc chắn việc mình có trong tay tấm bằng tốt nghiệp loại khá giỏi? - Xác định rõ đam mê của mình khi bước vào trường đại học. - Đề ra mục tiêu học tập cụ thể, vừa với khả năng của bản thân. - Vạch kế hoạch để thực hiện điều đó qua từng giai đoạn và nghiêm túc làm theo. - Linh hoạt thay đổi mục tiêu cho phù hợp trong quá trình học tập. 2. Giữ vững tâm lý và học cách sống tự lập Được tiếp cận với quá nhiều thứ mới mẻ, từ chuyện học hành đến vui chơi giải trí cùng bè bạn dễ khiến bạn mải vui mà quên nhiệm vụ của mình. Mặt khác, cảm giác nhớ nhà, buồn chán trong tình cảm, hay stress từ công việc làm thêm cũng khiến bạn mệt mỏi và mất thăng bằng… Tất cả chỉ có một mình bạn mà không có bố mẹ bên cạnh. Khi ở cùng bố mẹ, họ sẽ biết những điều nào xấu và điều nào tốt cho bạn. Họ sẽ luôn bảo vệ bạn trong vòng tay. Nhưng khi sống tự lập, đồng nghĩa bạn phải tự đưa ra quyết định nên tiến hay nên lùi. Đôi khi không phải lúc nào chuyện cũng suôn sẻ. Sẽ có những lúc bạn bị lừa gạt hay bị chơi khăm. Thì bạn mới có nhiều bài học và kinh nghiệm để chiến đấu với xã hội khắc nghiệt này. Đó chính là lúc bạn trưởng thành đấy. Hãy cố gắng giữ tâm lý ổn định, nghĩ xem bạn đang phấn đấu cho điều gì và tránh mình khỏi những đua đòi hào nhoáng sẽ giúp bạn không bị ảnh hưởng từ cuộc sống sinh viên xa nhà. Để học cách sống tự lập, tân sinh viên cần lưu ý những điều sau: - Biết lập kế hoạch và nghiêm khắc với bản thân. - Học cách tự quản lý tài chính. - Tự quản lý đồ đạc, học cách tự giặt giũ quần áo và nấu ăn cho bản thân.. - Chấp nhận những điểm khác biệt của bản thân đề hòa nhập tốt hơn. 3. Biết chi tiêu thông minh Đối với sinh viên thì tiền là một trong những vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt là đối với sinh viên xa nhà. Ngoài học phí, sinh viên còn phải trang trải tiền sinh hoạt, thuê trọ, quỹ lớp, quỹ đoàn, mua giáo trình, tụ tập với bạn bè, mua đồ cá nhân,... Còn rất nhiều khoản phải chi mà kinh phí lại eo hẹp. Tiền ba mẹ gởi lên hàng tháng là tiền "mồ hôi nước mắt”, chắt chiu từ quê nhà, do đó các tân sinh viên phải tập làm quen với cách chi tiêu hợp lý, tránh phung phí. Hãy thử làm những cách sau để có thể an tâm học hành mà không phải quá nặng lòng về chi phí: - Lên danh sách những thứ cần mua và những thứ muốn mua nhưng chưa cần. - Đừng ngại trả giá khi mua hàng ngoài chợ. - Mua heo đất và "nuôi heo” bằng những đồng tiền lẻ còn thừa khi đi chợ về, chí ít nó cũng giúp bạn trang trải những khoản linh tinh. - Hạn chế những cuộc tụ tập ăn chơi không cần thiết. - Chia nhỏ tiền ra thành từng khoản rõ ràng, dùng cho từng mục đích khác nhau. (Điều này tránh cho bạn vung quá tay mua sắm lấn cả vào tiền thuê nhà chẳng hạn) - Suy nghĩ trước những gì được gọi là trào lưu hay thời thượng, sử dụng tiền của bạn vào những việc có ích hơn như đầu tư cho một khóa học nâng cao hay kỹ năng nào đó! - Những cửa hàng sách cũ luôn là một gợi ý tuyệt vời nếu bạn cần những cuốn giáo trình hay, những cuốn sách yêu thích với giá cực mềm. 4. Tự học Học ở đại học không có ba mẹ sát bên, cũng không có thầy cô quản lý, điều quyết định thành công cho bạn chính là khả năng tự học. Ngoài giờ học ở trường, hãy tranh thủ dành thời gian để tìm hiểu những kiến thức chuyên sâu, rất có ích cho bạn trong những kì thi và cả khi bước ra đời. Bên cạnh internet với nguồn kiến thức đồ sộ, hãy tận dụng thư viện trường mình, bạn vừa có thêm nhiều điều hay ho, vừa đỡ tốn một khoản tiền không nhỏ cho các sách tham khảo. 5. Tham gia hoạt động trường - lớp Ở trường đại học, còn có rất nhiều hoạt động thú vị khác ngoài việc học tập để các bạn sinh viên có thể học các kỹ năng sống cần thiết. Có rất nhiều các Câu lạc bộ dành cho sinh viên, từ CLB năng khiếu. CLB từ thiện hay các CLB mang tính chuyên ngành học tập. Bạn có thể chọn những đội nhóm phù hợp sở thích để giải stress, các câu lạc bộ theo đúng chuyên ngành mình học để nâng cao kiến thức, tham gia các đội thể thao để giữ gìn sức khỏe hay gắn mình với các sự kiện của trường, của khoa để nhanh chóng hòa nhập với tập thể và có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng mềm quý báu về sau. Tham gia họat động xã hội cùng các CLB sẽ cho bạn thêm kinh nghiệm, sự tự tin và khả năng giao tiếp cực tốt. Không những thế, các CLB họat động với nhau như một gia đình, ở đó bạn sẽ có thêm những người bạn tuyệt vời hơn bao giờ hết. Những lưu ý dành cho tân sinh viên: - Luôn vui vẻ và cởi mở. - Biết lắng nghe và thông cảm. - Cẩn trọng khi kết bạn. - Sử dụng mạng xã hội để kết bạn một cách thông minh. 6. Giữ gìn sức khỏe Khi sống xa nhà, chẳng có ai để chăm lo và nhắc nhở bạn như khi sống cùng ba mẹ. Hơn nữa, bạn đã lớn, nên biết cách tự chăm sóc và quan tâm đến bản thân để đủ sức khỏe cho cả hành trình học tập lâu dài. Tranh thủ ngủ đủ giấc, đừng lạm dụng cà phê hay đồ uống có hàm lượng cafein cao để duy trì trạng thái tỉnh táo, không ăn những đồ ăn không tốt cho sức khỏe và tận dụng các dịch vụ chăm sóc y tế dành cho sinh viên. Ngoài ra các bạn cần biết những thông tin sau: 1. Đi lại. - Tìm hiểu tuyến xe bus chạy qua trường hoặc gần trường mình, đồng thời cả chuyển xe chạy qua chỗ ở mình hoặc gần chỗ ở. - Đi lại không biết thì hỏi, nên làm sớm vé tháng để đi bất kỳ đâu tiện mà lại rẻ. - Xe bus dừng đúng trạm chứ không dừng lung tung như xe bus tỉnh, nên dù có xe chạy qua tí thì cũng không sao, đi bộ cho quen lần sau rút kinh nghiệm, có đón cũng tìm đến trạm nha. 2. Nhà trọ. - Bạn nên tìm nhà trọ gần trường để tiện việc đi lại nhưng ở gần trường thì phòng trọ khó tìm và thường sẽ đắt. - Bạn là tân sinh viên nếu không có cơ hội ở KTX thì hãy ở nhà người quen hay bạn bè thân quen trong một tháng đầu, khi quen rồi thì đi tìm cũng chưa muộn. - Nhà trọ ở thành phố khá đắt đỏ, bạn nên ở ghép, nếu cùng quê càng tốt ,còn không khác quê cũng chả sao, lâu ngày rồi quen. Quan trọng là tiết kiệm được 1 khoản tiền kha khá. - Những người bán hàng rong, chủ quán nước cũng là nguồn thông tin đắc lực cho SV muốn tìm nhà trọ, SV có thể xin số điện thoại của họ hoặc để lại số điện thoại cho họ để được thông báo về những phòng trọ còn trống. - Để tìm được nhà ưng ý, thay vì ngồi nhà tìm trên mạng bạn nên trực tiếp dạo một vòng quanh những khu trọ sinh viên để tìm kiếm. Những lưu ý thiết thực cho tân SV khi tìm nhà là nhà phải cao ráo, nếu phòng quá thấp, hệ thống thoát nước không tốt. - SV cũng nên hỏi những người dân sống xung quanh khu trọ để tìm hiểu rõ về an ninh nơi đó. Khéo léo hỏi thăm các phòng bên cạnh hoặc hàng xóm xem tình hình an ninh có tốt không, ở mùa hè có nóng bức không,… - Khi đã quyết định thuê phải làm hợp đồng rõ ràng và nên có sự tham dự của bố mẹ hoặc các anh chị có kinh nghiệm đi thuê nhà. Kiểm tra kĩ tình trạng các thiết bị trong nhà và làm rõ khi đường điện, nước hỏng thì phía nào sẽ có trách nhiệm sửa chữa. Chốt số điện ngay từ ngày đầu tiên chuyển đến, tránh trường hợp phải trả thêm lượng điện tiêu thụ của người ở trước đó. - Khi đặt cọc tiền, nên yêu cầu chủ nhà viết giấy cam đoan, trong đó rõ ràng điều khoản nếu mình không thuê nữa thì số tiền đặt cọc có được nhận lại hay không. Nhiều bạn cho rằng số tiền đặt cọc nhỏ nên cũng bỏ qua luôn việc này. Nhưng trên thực tế nhiều chủ trọ thấy lợi trước mắt, nhận tiền đặt cọc của nhiều người cùng lúc nên đến lúc bạn chuyển tới thì phòng đã có người khác thuê mà tiền đặt cọc cũng “một đi không trở lại”. - Khi nói chuyện với chủ nhà trọ hãy xem cách ứng xử để đoán biết tính khí của họ. Yêu cầu chủ nhà dọn phòng sạch sẽ trước khi bạn chuyển đến vì đó là quyền lợi của bạn. - Nên cẩn thận với những người hành nghề xe ôm vì họ có thể là “cò”. Nếu như thấy không ổn, hãy tìm lý do và rời đi. 3. Làm thêm: Tránh việc làm thêm có liên quan đến bán hàng đa cấp. >>> Xem thêm: Kinh nghiệm tìm nhà trọ cho tân sinh viên Theo TTHN
Xem thêm tại đây:
Những điều Tân sinh viên cần biết
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |
Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố lịch thi TSA 2025 gồm 3 đợt. Vậy khi nào mở đăng ký thi đánh giá tư duy 2025 đợt 1, 2, 3? Xem chi tiết dưới đây.
Cấu trúc đề thi đánh giá tư duy 2025 đã chính thức được Đại học Bách khoa Hà Nội công bố. Theo đó, bài thi đánh giá tư duy Bách khoa HN 2025 gồm 3 phần cụ thể như sau:
Lịch thi TSA 2025 - đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội đã chính thức được công bố gồm 3 đợt thi. Theo đó, đợt 1 bắt đầu từ tháng 1/2025. Cụ thể 3 đợt thi như sau:
Năm 2025, các đơn vị đại học vẫn tiếp tục được tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực, ĐGTD để lấy kết quả xét tuyển sinh. Tuy nhiên, Bộ GD sẽ giám sát chặt các kỳ thi này.