Kinh nghiệm đi xe bus cho tân sinh viênĐể tiết kiệm chi phí đi lại, nhiều sinh viên chọn cách đi xe bus tới trường. Dưới đây là những kinh nghiệm bỏ túi mà các bạn tân sinh viên nên biết. Chuẩn bị tiền lẻ Khi đi xe bus, bạn nên chuẩn bị tiền lẻ để trả tiền vé nếu chưa làm được vé tháng. Nếu lỡ đưa cho người thu vé tờ tiền có mệnh giá cao thì chắc chắn bạn sẽ nhận được một cái nhăn mặt, một trận tổng sỉ vả “Định đổi tiền lẻ à?”, “Khoe tiền à?”, thậm chí có nguy cơ bị đuổi xuống khỏi xe. Chia sẻ về vấn đề này, bạn Mai Anh, sinh viên trường đại học Quốc Tế, cho biết sau khi chứng kiến bác tài lớn tiếng đuổi một bác xuống xe vì “dám” dùng tờ 200.000 trả tiền vé, cô bạn chuẩn bị hẳn một hộp tiền lẻ dành riêng cho việc đi xe buýt. Việc chuẩn bị trước tiền lẻ thể hiện nét đẹp văn hóa khi đi xe bus. Cảnh giác nạn móc túi Lời khuyên dành cho các bạn khi đi xe bus là đừng nên mang theo nhiều tiền hoặc những vật có giá trị lớn. Bạn cũng không nên để ví, điện thoại ở ngăn ngoài của túi xách, ba lô. Điều này sẽ tạo cơ hội cho bọn móc túi hành nghề. Bọn này hoạt động rất tinh vi. Chúng ăn mặc giống hệt sinh viên hoặc dân công sở nên bạn cần đề cao cảnh giác. Nguyên Ngọc, sinh viên trường Tôn Đức Thắng cho biết: “Một lần mình chen lên xe buýt, khi kiểm tra lại mới thấy điện thoại của mình đã mất. Chiếc điện thoại không có giá trị bao nhiêu nhưng toàn bộ số liên lạc của bạn bè không thể lấy lại được”. Những tên móc túi thường hành động lúc khách lên xe. Ăn mắng vì đeo khẩu trang Để tránh nắng, bụi và mùi xăng xe, các bạn sinh viên thường đeo khẩu trang và quên bỏ ra khi người xoát vé đi kiểm tra. Lúc này, nhiều nguy cơ bạn sẽ bị mắng một trận nhớ đời nếu gặp phải bác xoát vé khó tính. Một chị bán vé trên tuyến xe số 3 tâm sự: “Không phải chị muốn làm khó sinh viên. Nhưng chị bắt gặp trường hợp nhiều bạn dùng thẻ đã hết hạn, không dùng thẻ của mình mà mượn của bạn, thậm chí còn có trường hợp một bạn nữ mà trình cho chị thẻ sinh viên của bạn nam nào đó. Làm không nghiêm thì khi kiểm soát viên lên kiểm tra, tụi chị bị lập biên bản rồi phải nộp tiền phạt nữa.” Bạn cần cởi khẩu trang khi người xoát vé kiểm tra vé tháng. Thẻ sinh viên tạm thời không được chấp nhận Các bạn sinh viên mới nhập trường chưa có thể sinh viên chính thức. Nhiều trường hợp, người thu vé không chấp nhận vé xe bus mà sinh viên không chứng minh được mình là sinh viên của một trường đại học nào đó vì lý do chưa có thẻ sinh viên chính thức. Thế Anh, sinh viên trường đại học KHXH&NV, nhớ lại: “Mình đi xe buýt một thời gian không có chuyện gì xảy ra, đến một hôm chú bán vé không chấp nhận thẻ vì thiếu hình. Hôm sau mình dùng thẻ đã dán hình thì lại bị bắt bẻ vì thiếu dấu mộc đỏ. Mà trường mình làm gì có chuyện đóng dấu mộc đỏ vào thẻ tạm thời.” Theo Thethaohangngay
Xem thêm tại đây:
Những điều Tân sinh viên cần biết
|
Các bạn tân sinh viên xuất thân từ những vùng nông thôn, thị xã, thậm chí là các tỉnh miền núi dân tộc nên khi lần đầu tiên bước chân vào môi trường náo nhiệt ở thành phố dễ bị choáng ngợp. Cộng thêm tâm lý “xả hơi”, tự hào về bản thân vừa trải qua một kì thi khắc nghiệt nên các em rất vô tư chơi bời, hưởng thụ. Đây chính là yếu tố then chốt khiến những kẻ xấu lợi dụng.
Những “kinh nghiệm xương máu” này được dân mạng chia sẻ một cách rầm rộ, cùng với đó là nhiều lời cảm kích từ phía các bạn.
Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?
Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.
Đầu năm học là thời điểm có rất nhiều tân sinh viên nhập học. Đây cũng chính là cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng.