Kinh nghiệm ôn tập thủ khoa kép ĐH Bách khoa Hà Nội - Đặng Quốc Vinh

Thủ khoa đầu vào khối A00, A01 học Bách khoa Hà Nội, á khoa kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1, thủ khoa kỳ thi đánh giá tư duy đợt 3 – Đặng Quốc Vinh chia sẻ kinh nghiệm ôn thi đánh giá tư duy. Hãy cùng Tuyensinh247 tìm hiểu xem Quốc Vinh đã có quá trình học tập như thế nào để có được kết quả như vậy nhé!

Đặng Quốc Vinh – cựu học sinh lớp 12A, trường THPT Ninh Giang, tỉnh Hải Dương hiện tại đang là tân sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội, ngành Khoa học máy tính với mong muốn trở thành một lập trình viên trong tương lai.

Năm lớp 11, Quốc Vinh tham gia kỳ thi Tin học trẻ của tỉnh Hải Dương và đạt giải nhì. Năm lớp 12, em nằm trong đội tuyển học sinh giỏi toán của trường THPT Ninh Giang và đạt giải Nhì cấp tỉnh. Suốt ba năm cấp 3, điểm trung bình môn Toán của em luôn đạt 10.

Trong 03 lần thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội, Vinh là Á khoa đợt 1 với số điểm 95,95/100 và là thủ khoa đợt 3 với số điểm 92,98/100. Quốc Vinh cũng tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội đợt 1 và đạt được 120/150 điểm.

Quốc Vinh là thủ khoa đầu vào Đại học Bách khoa Hà Nội với 29,47 điểm khối A00 (Toán, Lý, Hóa) và 29,65 điểm khối A01 (Toán, Lý, Anh). Điểm số này được tính theo công thức riêng của Bách khoa Hà Nội với môn Toán nhân hệ số 2 và quy về thang điểm 30.

Được biết trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT, Vinh đạt 10 điểm Toán; 9,75 điểm môn Hóa; 9,5 điểm môn Vật lý; 9,2 điểm môn Tiếng Anh; 8,75 điểm môn Sinh học; 8,25 điểm môn Ngữ văn. Tổng điểm bài thi Khoa học tự nhiên là 9,33 điểm.

Chia sẻ về việc chọn tham gia kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội, nam sinh Hải Dương cho hay: “Em xác định mục tiêu là đăng ký xét tuyển vào Đại học Bách khoa Hà Nội ngay từ đầu những năm cấp 3. Lên lớp 12, em tìm hiểu về các phương thức tuyển sinh của trường. Qua đó, em biết được kỳ thi đánh giá tư duy, em tìm hiểu về cấu trúc đề thi, cách đặt câu hỏi để em có thể đặt ra cho mình cách ôn luyện phù hợp nhất. Em thấy kỳ thi đánh giá tư duy là kỳ thi khác với các kỳ thi khác. Đúng như tên gọi của kỳ thi – đánh giá tư duy, kỳ thi đánh giá rất cao về khả năng tư duy logic, khả năng suy luận của thí sinh”.

Kinh nghiệm ôn thi đánh giá tư duy của thủ khoa Đặng Quốc Vinh

Đề thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội gồm 03 phần là Tư duy Toán học, Tư duy đọc hiểu và Tư duy giải quyết vấn đề. Quốc Vinh chia sẻ rất chi tiết về cách ôn luyện cho từng phần.

Đối với phần Tư duy Toám học: Đề thi phần này gồm 40 câu hỏi, làm trong thời gian 160 phút. Đề thi có nhiều cách hỏi khác nhau như: trắc nghiệm đúng - sai 1 đáp án, đúng – sai nhiều đáp án, kéo thả hoặc điền đáp án. Bên cạnh những câu hỏi về kiến thức THPT trong đề thi, phần này còn có những câu hỏi không có trong kiến thức THPT, yêu cầu khả năng tư duy logic của học sinh.

Đối với những bạn chưa tự tin về môn toán những vẫn muốn tham gia kỳ thi đánh giá tư duy thì không cần quá lo lắng. Kỳ thi đánh giá tư duy không đơn thuần là một bài thi kiểm tra kiến thức trên lớp mà kiểm tra khả năng lập luận logic. Tuy kiến thức nên tảng của các bạn chưa được vững nhưng thời gian ôn luyện còn nhiều. Các bạn hoàn toàn có thể đạt được kết quả cao trong phần này.

Đối với phần Tư duy Đọc hiểu: Phần này gồm 2 bài đọc, mỗi bài đọc khoảng 800 – 1000 chữ, gồm 10 câu hỏi liên quan đến mỗi bài đọc. Nội dung của bài đọc thường là các bài báo khoa học. Khi tiếp xúc với một bài đọc mới, Vinh thường đọc lướt qua bài đọc từ 1 – 2 phút để nắm được nội dung chính của bài đọc. Sau đó, em đọc từng câu hỏi để tìm những thông tin liên quan đến câu hỏi để làm bài. Những câu hỏi cuối, thông tin không chỉ nằm trong một đoạn văn mà có thể nằm trong 2, 3 đoạn văn. Vì vậy cần phải suy luận để tìm ra đáp án chính xác cho câu hỏi đó.

Chia sẻ thêm về cách ôn luyện cho phần này, Vinh cho biết: “Em chịu khó đọc các bài báo khoa học và thường xuyên cập nhật tin tức. Ngoài ra, em rèn cho mình kỹ năng đọc nhanh, hiểu sâu để cải thiện tốc độ làm bài”.

Đối với phần Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề: Vinh chia sẻ em có tham gia kỳ thi thử đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội và khá bất ngờ vè cách ra đề cũng như cách đặt câu hỏi trong phần này.

Phần này gồm 06 bài đọc, mỗi bài đọc bao gồm 6 – 7 câu hỏi và làm trong thời gian 60 phút. Cách đặt câu hỏi vô cùng mới lạ, không giống cách đặt các câu hỏi vận dụng, vận dụng cao trong đề thi tốt nghiệp THPT, không có các bài tính toán năng nề mà thay vào đó là các câu hỏi liên quan đến bản chất, vận dụng thực tế, đòi hỏi thí sinh phải có nền tảng vững chắc để hiểu được hết mọi thứ liên quan đến vấn đề.

“Sau khi tham gia thi thử và biết được cách ra đề, đặt câu hỏi, em đã thay đổi cách ôn luyện cho phần này. Em tập trung học thật kỹ lý thuyết, nắm chắc nền tảng, cố gắng hiểu hết, hiểu tường tận từng vấn đề để phát triển tư duy vận dụng” – Nam sinh chia sẻ.

Tuyensinh247 trao học bổng cho thủ khoa kép ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2023

Học đều các môn là rất quan trọng

Theo Đặng Quốc Vinh, việc học tốt tất cả các môn sẽ giúp ích rất nhiều trong kỳ thi đánh giá tư duy vì kỳ thi đánh giá tư duy kiểm tra kiến thức cả 5 môn học chứ không phải là 3 môn trong khối thi, nên việc học đều là rất quan trọng. Em cho hay, nếu bản thân có kiến thức nền tảng trước thì khi gặp các dạng bài tập mới sẽ không bị bỡ ngỡ.

Ngoài là á khoa kỳ thi đánh giá tư duy, Vinh còn đạt điểm số rất cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Để đạt được mục tiêu giành kết quả cao trong cả 2 kỳ thi thì điều quan trọng nhất là phải học đều tất cả các môn. Và việc trung nghe giảng là cách tốt nhất để có thể nắm chắc bài học ngay trên lớp, giảm thời gian học khi về nhà.

Bên cạnh đó, việc luyện đề cũng rất quan trọng trong việc ôn tập cho kỳ thi đánh giá tư duy. Luyện nhiều đề sẽ rèn khả năng phản xạ nhanh với các câu hỏi trong đề thi, tiết kiệm được thời gian để xử lý các câu hỏi khó.

Đưa ra lời khuyên cho các bạn học sinh 2K6 sẽ tham dự kỳ thi đánh giá tư duy năm 2024, Vinh cho rằng các bạn không nên quá rụt rè và sợ hãi kỳ thi. Đây chính là cơ hội cho các bạn, vì kỳ thi không chỉ xét vào Đại học Bách khoa Hà Nội mà còn xét tuyển được rất nhiều trường đại học khác. Các bạn nên chịu khó đầu tư thời gian ôn tập, tìm các nguồn đề thi uy tín để ôn luyện, tự tìm ra cho bản thân phương pháp học tập tốt nhất. Chỉ có thực chiến luyện đề mới tạo được kinh nghiệm cho bản thân!

Tuyensinh247

DÀNH CHO 2K7 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2025!

Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào?

Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?

Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?

Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:

  • Học live, luyện đề cùng giáo viên và Thủ khoa ĐGNL
  • Tổng ôn toàn diện, trang bị phương pháp làm bài hiệu quả
  • Bộ 20+ đề thi thử chuẩn cấu trúc theo chương trình GDPT mới

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

  • Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025

    Ngày 22/11, Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025 với nhiều điểm mới: Chỉ tiêu xét tuyển sớm: Không quá 20%, Điểm chuẩn quy đổi về 1 thang điểm chung, Tổ hợp xét tuyển: Bắt buộc có môn Toán hoặc Văn, Xét học bạ: Phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12.

  • Dự kiến nâng ngưỡng đầu vào các ngành Sư Phạm, Y từ 2025

    Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/11 công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Trong đó, Bộ điều chỉnh quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.

  • Tổ hợp thi Đánh giá năng lực 2025

    Thi Đánh giá năng lực năm 2025 sẽ có những tổ hợp môn nào xét tuyển vào các trường Đại học? Tổ hợp thi ĐGNL Hà Nội 2025 gồm những tổ hợp nào? Thi ĐGNL HCM 2025 gồm những tổ hợp môn nào?

  • Thi đánh giá năng lực có mấy đợt?

    Kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQGHN, ĐHQG HCM, ĐH Sư Phạm HN, ĐH Sư phạm HN 2, ĐH Sư Phạm TPHCM, Bộ Công An tổ chức là một kỳ thi phổ biến được nhiều trường ĐH sử dụng kết quả để xét tuyển. Vậy trong 1 năm những ĐH trên tổ chức bao nhiêu đợt thi ĐGNL? Chi tiết được đăng tải dưới đây.