Kinh nghiệm ôn thi Đánh giá năng lực rút ra sau khi thi đợt 1

Kinh nghiệm ôn tập tiếp cho kì thi ĐGNL đợt 2 sắp tới của bạn thí sinh đã thi đợt 1 đạt 938 điểm gồm: Đừng học lệch bất cứ môn nào; Không nên giải đề dồn dập; Luyện tập tâm lý khi gặp dạng đề lạ;...

NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHÍNH RÚT RA ĐƯỢC LÀ :

1. Nhất định ĐỪNG HỌC LỆCH bất cứ môn nào có trong đgnl:

Học lệch sẽ làm các bạn phải lụi 10 câu trong môn thi đó (hic cảm giác ở nhà cầu nguyện lụi trúng nó mệt lắm). Mình đã bị lý và sinh cho một cú bay màu trong đợt 1 vừa rồi vì chưa ôn giao thoa 2 bức xạ đơn sắc với hoán vị gen. Đa phần các môn ĐGNL chỉ dừng ở mức vận dụng thấp hoặc vừa, các bạn chỉ cần chú ý thầy cô giảng, nhớ lý thuyết và làm thêm các bài tập đặc thù của chương/ bài đó là có thể cân nổi với phần giải quyết vấn đề của đánh giá năng lực. Nếu các bạn đã lỡ lệch rồi thì lấy gốc bây giờ vẫn còn kịp đó, chịu khó tải bài tập trên mạng về làm, nếu thấy khó hiểu có thể hỏi thầy cô hoặc bạn bè, kết hợp với luyện đề thì chẳng mấy chốc điểm bạn sẽ tăng lên đó. Mình thấy nhóm Luyện thi đánh giá năng lực tổng hợp lý thuyết các môn trong khóa khá đầy đủ và chi tiết, dễ nhớ, các bạn có thể tham khảo thêm.

2. Không nên giải đề dồn dập:

Giải đề chỉ thực sự có ý nghĩa khi bạn thuần thục việc sử dụng kiến thức và kĩ năng của bản thân cho bài thi. Vì vậy với mỗi một đề, khi giải xong, mình cần note kĩ lại những kiến thức đã gặp trong bài thi, xem thêm những bài có dạng tương tự để nhớ lâu hoặc có thể ôn luôn lý thuyết của cả chương đó nếu cần thiết, rút kinh nghiệm cho những thiếu sót lúc giải đề. Như vậy thì với một đề, mình sẽ tốn khoảng 2 – 3 ngày để ôn lí thuyết, vậy tần suất giải đề là 2-3 lần/ tuần.

3. Canh thời gian chuẩn lúc giải đề + luyện tập tâm lý “trâu bò” khi gặp dạng lạ:

Lúc giải đề, mình thường bấm giờ đúng 2 tiếng rưỡi. Với mỗi phần, ví dụ như Tiếng Việt và Tiếng Anh, mình sẽ cố gắng dành chỉ khoảng 20 phút, với toán phổ thông thì là 10 phút, còn với logic thì mình sẽ cho max là 25 phút, nếu quá 25 phút mình sẽ skip và quay lại làm sau. Khi luyện đề như vậy nhiều lần, mình không có xu hướng ngồi giải một câu mà tốn quá nhiều thời gian, nên lúc đi thi mình dư được khoảng tầm 15 phút để xem lại một số câu chưa ổn.

Khi gặp dạng lạ hãy cố gắng đừng hoảng, đọc và phân tích kĩ đề, nếu quá 5 phút mà vẫn không biết hướng giải thì lướt qua làm những câu khác trước và để không bị hoảng luôn câu dễ, còn nếu lúc sau xem lại mà vẫn không biết làm thì chắc phải khấn ông bà tổ tiên để lụi dính rồi.

4. Lựa chọn đề để giải:

Đề luyện tập cần có độ khó tương đương và cao hơn một chút so với đề thi thật. Luyện tập những đề như vậy sẽ làm tâm lý ổn định hơn trong lúc thi. Trên mạng bây giờ có khá nhiều tài liệu ôn thi nhưng với cá nhân mình vẫn khá thích đề do nhóm Luyện thi đánh giá năng lực soạn, đề phản ánh được mức điểm với năng lực hiện tại của mình và điểm thật của mình cũng quanh mức điểm khi luyện đề.

5. Luôn giữ gìn sức khỏe và tâm lý ổn định lúc ôn thi, nhất là lúc gần thi

Lúc đi thi đợt 1, vì không giữ được tâm lý và sức khỏe tốt nên giữa giờ thi mình bị đau đầu (xong tính sai nhảm một câu). Vậy nên trước thi các bạn cố gắng bồi bổ, ngủ sớm và tập thể dục đều đặn để đạt được phong độ tốt nhất cho kì thi nhé.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, hi vọng mình và các bạn cùng đạt được mục tiêu trong kì thi đánh giá năng lực đợt 2 sắp tới. Chúc các bạn thi tốt.

Nguồn: Sưu tầm

  • Điểm sàn đánh giá năng lực 2024 - Tất cả các trường

    Điểm sàn ĐGNL (mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển/ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học chính quy năm 2024 theo phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực/đánh giá tư duy) của các trường Đại học, Học viện trên cả nước được Tuyensinh247 liên tục cập nhật dưới đây.

  • Những lưu ý quan trọng đối với thí sinh xét tuyển Đại học 2024

    Thí sinh cần làm những gì để xét tuyển vào các trường Đại học năm 2024. Xem chi tiết các việc thí sinh phải làm: tìm hiểu đề án tuyển sinh các trường, đăng ký xét tuyển sớm theo quy định của trường, đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ GD, xác nhận nhập học,...

  • Thông tin tuyển sinh Trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp 2024

    Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp tuyển sinh 144 chỉ tiêu ngành Chỉ huy tham mưu Tăng Thiết giáp năm 2024, xem chi tiết thông tin tuyển sinh của trường dưới đây.

  • Danh sách phương thức xét tuyển Đại học 2024

    Theo quy định của Bộ GD năm 2024 có tất cả 20 phương thức xét tuyển. Dưới đây là mã phương thức, tên phương thức được sử dụng xét tuyển Đại học năm 2024.