Nghịch cảnh: Ký túc xa vắng vẻ, sinh viên ở trọ giá caoNhững năm trước, ký túc xá (KTX) ĐH Quốc gia TPHCM thiếu chỗ, năm học mới nào sinh viên (SV) cũng đối mặt với chuyện phải chạy tìm phòng trọ, giá phòng trọ tăng. Tuy nhiên, năm nay KTX có đủ chỗ ở nhưng giá phòng trọ vẫn tăng đến mức từ 1 triệu đến 1 triệu rưỡi đồng/tháng. Phải đóng tiền trước sáu tháng Điều đáng nói, chủ trọ đưa ra yêu cầu trả trước nhiều tháng tiền phòng. Có nơi bắt trả trước ba tháng, có nơi là sáu tháng và thậm chí là một năm. Trả lời thắc mắc SV, một chủ trọ nói: “Ở đây cô bắt đặt cọc như vậy là ít đó, có đi tới chiều thì ở đâu cũng vậy à, có nơi còn bắt trả trước một năm nữa kìa”. Vì sao phải chấp nhận việc chủ trọ bóp chẹt như vậy? Trung, SV năm 2 ĐH Bách khoa, nói: “Ở đây nhiều SV ở trọ nên kiếm được phòng là phải đặt cọc ngay kẻo hết chỗ”. Nếu không thu tiền trước một lần các chủ nhà trọ ra chiêu đóng nhiều đợt, cách nhau 15 đến 20 ngày nhưng rốt cuộc SV vẫn phải đóng trước ít nhất sáu tháng tiền nhà mới được ở tiếp. Cách thu tiền trước này vừa chiếm dụng vốn, vừa đẩy SV vào tình thế khó khăn nhiều rủi ro. Sơn, SV Trường ĐH Thể dục thể thao, cho biết: “Phòng trọ ở đây là 1.200.000 đồng/tháng, chưa kể tiền điện nước, tiền phí rác. Tôi bắt đầu ở ngày 5-9, phải đóng trước 2.400.000 đồng. Tới ngày 15-9 đóng thêm 4.800.000 đồng và tới tháng 11 phải đóng 6 triệu đồng. Chủ báo trước sau tết này tiền phòng sẽ tăng 1 triệu rưỡi chứ không ở mức 1.200.000 nữa”. Do không đủ tiền đóng tiếp trong tháng 11 nên một vài ngày nữa Sơn sẽ xin vào KTX Trường ĐH Thể dục thể thao. Số tiền Sơn đã đặt cọc bị mất trắng. Cùng tâm trạng này, Lệ Thao, SV năm nhất khoa Ngữ văn Anh Trường ĐH KHXH&NV, cho biết: “Em cùng với đứa bạn thuê phòng phòng trọ 1.200.000 đồng/tháng, trả trước nửa năm. Tháng sau đứa bạn chuyển đi rồi, nếu không tìm được người ở cùng thì em cũng phải chuyển mà không biết có được trả lại tiền phòng không nữa”. Phòng trọ ọp ẹp của một SV được thuê giá 700.000 đồng/tháng và phải đóng trước sáu tháng. (Ảnh: PV)
Trả giá cao chất lượng thấp Với giá từ 1 triệu đến 1 triệu rưỡi đồng/tháng SV được thuê một phòng rộng 12-18 m2; mái lợp bằng tôn và trần sơ sài bằng xốp mỏng; trời nắng thì nóng hừng hực, trời mưa thì dột vì phòng xuống cấp. Tình hình an ninh không được đảm bảo. Việc bị kẻ xấu viếng thăm và “mượn” tạm đồ được xem là “chuyện thường ngày ở huyện”. Nước sinh hoạt ở nhà trọ chủ yếu là nước giếng khoan, giá cả lại có sự chênh lệch đáng kể: có nơi 3.000 đồng/khối, nơi thì 20.000 đồng/người, nơi 30.000 đồng/người và thậm chí có nơi lại 40.000 đồng/người. Nước thì thường xuyên bị váng màu, có lúc đen và mùi hôi, đi mua nước bên ngoài để ăn thì tốn kém nên phải nhắm mắt dùng. Nhiều chủ trọ còn đưa ra những quy định khắt khe như bạn tới chơi nộp 10.000 đồng/người, không cho người lạ ngủ lại (dù là bạn bè hay người thân)… Đâu là hướng gỡ? Chị Hương Anh, nhân viên Trung tâm Hỗ trợ SV Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Cơ sở Linh Trung, cho biết: “Hai năm trước trung tâm có tổ chức tư vấn phòng trọ cho SV. Thời đó, trước khi nhập học một tuần, trung tâm khảo sát phòng trọ vòng quanh làng ĐH và mở rộng ra khu vực Nông Lâm. Khi nhập học, trung tâm tư vấn và dẫn SV đến tận nơi cho thuê, tìm các nhà trọ chất lượng và không bị ép giá. Năm 2012 KTX được xây dụng thêm để khuyến khích SV vào ở trong KTX, trung tâm không triển khai chương trình này nữa. Có một vài trường hợp quá khó khăn, trung tâm đã giúp tìm chỗ ở tại nhà dân và được hỗ trợ tiền sinh hoạt phí”. Về nguyên nhân không vào KTX các SV cho rằng có nhiều nguyên nhân khác nhau, có người không quen sống tập thể, có người phải đi làm đêm về khuya quá giờ quy định… nhưng nguyên nhân phổ biến đáng lưu ý nhất là đường vào KTX khu B quá xa, vắng vẻ và mất an ninh. Khu vực này từng xảy ra nhiều vụ cướp xe và đâm chém. Mới đây, có hai SV bị đâm trọng thương ở gần khu B. Thiết nghĩ Ban Quả n lý KTX cần tăng cường quan hệ với cơ quan chức năng địa phương bảo đảm trật tự khu vực này. Nên chăng xem xét có chế độ giờ giấc thoáng hơn cho SV làm thêm để giải quyết tình trạng KTX thừa phòng, còn SV bị chủ trọ bắt chẹt.
Huệ Nguyễn - Phạm Nhung (PLTP)
NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247! Nếu em đang:
Tuyensinh247 giúp em:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Xem thêm tại đây:
Những điều Tân sinh viên cần biết
|
Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?
Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.
Đầu năm học là thời điểm có rất nhiều tân sinh viên nhập học. Đây cũng chính là cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng.
Thông minh không chỉ gói gọn trong việc hiểu biết kiến thức sách vở hay thông thạo một lĩnh vực học thuật nào đó. Vì vậy kể cả khi bạn không cảm thấy mình thông minh, hãy đọc những dấu hiệu dưới đây để thấy rằng bạn có thể thông minh hơn mình nghĩ!