Lên Đại Học có nhiều thứ không còn giống như khi bạn cắp sách hồi phổ thông, nhất là khi bạn phải khăn gói đi trọ học xa nhà. Một vài lưu ý dành cho các tân sinh viên năm nay lên thành phố nhé.
Mục tiêu học hành rõ ràng
Bạn sẽ cảm thấy chuyện này chẳng có gì để nói. Nhưng mọi thứ chỉ đơn giản khi bạn vừa nhập học mà thôi, vì thực tế sau một thời gian thì rất nhiều sinh viên ngày càng chệch xa với dự định ban đầu của mình đấy thôi. Có cả những trường hợp đuối sức lẫn bế tắc ngay sau cánh cổng đại học và cái mác sinh viên gánh trên vai trở nên quá nặng nề. Vậy thì bạn phải học như thế nào để chắc chắn việc mình có trong tay tấm bằng tốt nghiệp loại khá giỏi? - Xác định rõ đam mê của mình khi bước vào trường đại học. - Đề ra mục tiêu học tập cụ thể, vừa với khả năng của bản thân. - Vạch kế hoạch để thực hiện điều đó qua từng giai đoạn và nghiêm túc làm theo. - Linh hoạt thay đổi mục tiêu cho phù hợp trong quá trình học tập.
Giữ vững tâm lý
Được tiếp cận với quá nhiều thứ mới mẻ, từ chuyện học hành đến vui chơi giải trí cùng bè bạn dễ khiến bạn mải vui mà quên nhiệm vụ của mình. Mặc khác, cảm giác nhớ nhà, buồn chán trong tình cảm, hay stress từ công việc làm thêm cũng khiến bạn mệt mỏi và mất thăng bằng… Hãy cố gắng giữ tâm lý ổn định, nghĩ xem bạn đang phấn đấu cho điều gì và tránh mình khỏi những đua đòi hào nhoáng sẽ giúp bạn không bị ảnh hưởng từ cuộc sống sinh viên xa nhà.
Biết chi tiêu thông minh
Ngoài việc trang trải cho học hành, có rất nhiều việc phải dùng đến tiền khi bạn đi học xa, từ tiền nhà, điện nước đến ăn uống sinh hoạt. Do đó, bạn cần: - Chia nhỏ tiền ra thành từng khoản rõ ràng, dùng cho từng mục đích khác nhau. (Điều này tránh cho bạn vung quá tay mua sắm lấn cả vào tiền thuê nhà chẳng hạn!) - Suy nghĩ đắn đo trước những gì được gọi là trào lưu hay thời thượng, sử dụng tiền của bạn vào những việc có ích hơn như đầu tư cho một khóa học nâng cao hay kỹ năng nào đó! - Kiếm việc làm thêm, vừa có kinh nghiệm, vừa có thêm thu nhập. Nhưng tuyệt đối không ôm đồm mê việc mà ảnh hưởng đến học hành nhé.
Tự học
Học ở đại học không có ba mẹ sát bên, cũng không có thầy cô quản lý, điều quyết định thành công cho bạn chính là khả năng tự học đấy. Ngoài giờ học ở trường, hãy tranh thủ dành thời gian để tìm hiểu những kiến thức chuyên sâu, rất có ích cho bạn trong những kì thi và cả khi bước ra đời. Bên cạnh internet với nguồn kiến thức đồ sộ, hãy tận dụng thư viện trường mình, bạn vừa có thêm nhiều điều hay ho, vừa đỡ tốn một khoản tiền không nhỏ cho các sách tham khảo.
Tham gia hoạt động trường
Ở trường đại học, còn có rất nhiều hoạt động thú vị khác ngoài việc học tập để các bạn sinh viên có thể học các kỹ năng sống cần thiết. Chàng sinh viên có thu nhập tám con số Để sinh viên mới ra trường có mức lương trong mơ Tâm tình của sinh viên Việt ở Boston Nỗi niềm sinh viên NÊN ĐỌC Bạn có thể chọn những đội nhóm phù hợp sở thích để giải stress, các câu lạc bộ theo đúng chuyên ngành mình học để nâng cao kiến thức, tham gia các đội thể thao để giữ gìn sức khỏe hay gắn mình với các sự kiện của trường, của khoa để nhanh chóng hòa nhập với tập thể và có nhiều kinh nghiệm quý báu về sau.
Giữ gìn sức khỏe
Khi sống xa nhà, chẳng có ai để chăm lo và nhắc nhở bạn như khi sống cùng ba mẹ đâu. Hơn nữa, bạn đã lớn, nên biết cách tự chăm sóc và quan tâm đến bản thân để đủ sức khỏe cho cả hành trình học tập lâu dài. Tranh thủ ngủ đủ giấc, đừng lạm dụng cà phê hay đồ uống có hàm lượng cafein cao để duy trì trạng thái tỉnh táo, không ăn những đồ ăn không tốt cho sức khỏe và tận dụng các dịch vụ chăm sóc y tế dành cho sinh viên là một vài lời khuyên bạn cần nhớ khi phải sống một mình, teen nhé! Tuy cuộc sống trọ học có khó khăn vất vả, nhưng hãy vững vàng nhé các tân sinh viên. Chào mừng các bạn đến với giảng đường Đại học năm nay với thật nhiều may mắn.
Theo Thethaohangngay
Một cuộc sống mới với biết bao điều bỡ ngỡ và lạ lẫm đang chờ đón các bạn tân sinh. Có những việc sẽ được người thân giúp đỡ, nhưng cũng có những chuyện mà mỗi người đều phải tự mình trải nghiệm. Những kinh nghiệm dưới đây sẽ phần nào giúp chúng ta hiểu rõ hơn về điều này.
Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?
Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.
Đầu năm học là thời điểm có rất nhiều tân sinh viên nhập học. Đây cũng chính là cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng.
Thông minh không chỉ gói gọn trong việc hiểu biết kiến thức sách vở hay thông thạo một lĩnh vực học thuật nào đó. Vì vậy kể cả khi bạn không cảm thấy mình thông minh, hãy đọc những dấu hiệu dưới đây để thấy rằng bạn có thể thông minh hơn mình nghĩ!