Nhu cầu nhân lực của TPHCM trong tháng 6/2013

Tháng 6/2013, nhu cầu tuyển dụng của TPHCM được dự báo lên tới 30.000 lao động, trong đó lao động phổ thông chiếm 40%, trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật 15%, trình độ trung cấp là 20%, còn lại là trình độ cao đẳng – đại học và trên đại học.

Từ kết quả thống kê nhu cầu tuyển dụng của hơn 1.500 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM ước tính thành phố sẽ cần khoảng 30.000 lao động trong tháng 6/2013.

Trong đó, nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông chiếm 40%, trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật lành nghề là 15%, trình độ trung cấp là 20%, 25% là lao động trình độ cao đẳng – đại học và trên đại học. Nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông tiếp tục tăng trong các ngành nghề như: dệt may - giày da, nhựa bao bì, bán hàng, dịch vụ - phục vụ, nhà hàng – khách sạn…

Đặc biệt, trong tháng 5 vừa qua, có rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông nhưng rất khó tìm đủ lao động theo yêu cầu.

 
Nhiều lao động ngoại tỉnh bỏ nhà máy làm tự do khiến các doanh nghiệp TPHCM khó tìm đủ lao động phổ thông

Cụ thể như trong ngành dệt may – giày da, nhu cầu tuyển dụng trong tháng 5/2013 tăng hơn 30% so với tháng 4/2013. Thế nhưng, nguồn cung nhân lực ngành này trong tháng 5/2013 lại giảm hơn 18%. Chính vì lý do này nên doanh nghiệp khó tuyển đủ lao động phổ thông.

Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc trung tâm, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do đa số thanh niên đang tham gia học nghề, muốn nâng cao tay nghề để tăng thu nhập, không muốn làm việc theo dạng lao động phổ thông. Còn người lao động tỉnh thì đang có xu hướng quay về làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ngay trên quê nhà để tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, thu nhập thấp khiến nhiều công nhân các nhà máy chuyển sang làm việc tự do để có thu nhập cao hơn…

Thị trường lao động tháng 5/2013 cũng cho thấy còn nhiều nhóm ngành tiếp tục mất cân đối giữa nhu cầu tuyển dụng và nhu cầu tìm việc như: kế toán – kiểm toán, ngân hàng, hành chính văn phòng, quản lý, cơ khí – tự động hóa…

Đặc biệt là ở nhóm ngành kế toán – kiểm toán, trong tháng 5/2013, nguồn cung nhân lực nhóm ngành này tăng đến 15% so với tháng 4/2013. Nguồn cung tăng nhiều ở các vị trí kế toán trưởng, kế toán tổng hợp.

Theo Thethaohangngay

  • Tư vấn tuyển sinh: Triển vọng và cơ hội việc làm khối ngành kỹ thuật

    Học ngành quản trị kinh doanh khó tìm việc làm? Nên chọn ngành Sư phạm Văn hay Ngữ Văn? Học Sư phạm ra có tìm được việc không? Giỏi môn tự nhiên nên chọn ngành kinh tế hay tâm lý? Triển vọng của ngành toán ứng dụng, ngành công nghệ kỹ thuật hóa? Chọn nghề nào phù hợp nhất với bản thân, nghề nào nhiều cơ hội việc làm hơn, ăn uống như thế nào để đảm bảo sức khỏe mùa thi... vẫn luôn là bận tâm hàng đầu của HS trước kỳ thi 2013.

  • Có nên học văn bằng 2 để tăng cơ hội việc làm?

    Em tốt nghiệp ĐH Bách khoa TP.HCM ngành cơ điện tử năm 2011, đã đi làm nhưng công việc không phù hợp. Em nhận ra mình không hợp với ngành kỹ thuật mà lại thích ngành ngân hàng...

  • Chọn ngành học phù hợp với tính cách

    Bên cạnh việc chọn ngành học theo sở thích và năng lực, yếu tố tính cách cũng rất quan trọng.

  • Ngoại ngữ chìa khóa mở ra nhiều cơ hội

    Có rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng hiện nay tiến hành giảng dạy nhiều nội dung bằng tiếng Anh cũng như quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) cho sinh viên tốt nghiệp ra trường.

  • Tổng hợp những ngành nghề dễ xin việc trong 4 năm tới

    Học ngành nào để ra trường dễ kiếm việc làm không bị thất nghiệp là câu hỏi mà rất nhiều các bạn đứng trước ngưỡng cửa đại học phân vân khi mà thực trạng hiện nay sinh viên ra trường sau khi tốt nghiệp ĐH, thạc sĩ thất nghiệp quá nhiều.