Những điều tân sinh viên không thể không biết
Một cuộc sống mới với biết bao điều bỡ ngỡ và lạ lẫm đang chờ đón các bạn tân sinh. Có những việc sẽ được người thân giúp đỡ, nhưng cũng có những chuyện mà mỗi người đều phải tự mình trải nghiệm. Những kinh nghiệm dưới đây sẽ phần nào giúp chúng ta hiểu rõ hơn về điều này.
Những kinh nghiệm được truyền lại cho tân sinh viên
Bao giờ cũng vậy, sinh viên năm nhất thường bỡ ngỡ khi bước vào cánh cửa đại học. Thầy cô, trường lớp, bạn bè, thậm chí cả nơi ăn chốn ở đều trong phút chốc đã thay đổi. Một số thông tin tân sinh viên có thể tìm kiếm, tra cứu tại trang điện tử hay diễn đàn của trường, một số khác lại bắt buộc bạn phải tự trải nghiệm.
Tình bạn đổi khác
Điều đầu tiên và cũng dễ thấy nhất là tình bạn ở đại học khác với tình bạn khi còn là học sinh phổ thông. Một lớp học không chỉ giới hạn chỉ bốn chục học sinh như hồi cấp ba, thay vào đó sỉ số lớp học có khi ngót nghét đến cả trăm người. Không chỉ vậy, mối quan hệ bạn bè cũng có nhiều thay đổi.
Bạn Thái Hiệp, đại học Hoa Sen cho rằng tình bạn đã khác nhiều khi lên cấp đại học. Đối với Hiệp, bạn đại học không còn quan tâm nhiều đến nhau và chỉ đơn thuần là bạn học chung cho… đỡ buồn. Hiệp nói:“Tuy nói là chung lớp nhưng hiếm khi gặp mặt nhau. Môn học này mình học chung với một đứa bạn nhưng một học khác chưa chắc đã có nó. Không những thế, hôm nay mình ngồi kế bạn A, ngày mai đến bạn B rồi C, D…, cứ như vậy làm sao trở nên thân thiết được. Hiện giờ mình chỉ toàn đi chơi chung với các bạn cấp ba mà thôi.”
Tình bạn đại học khác với thời cấp 3
Quả thật, khi vào đại học bạn sẽ có suy nghĩ thực dụng hơn, lợi ích bản thân thường được đặt lên hàng đầu. Mối quan hệ rộng hơn đồng nghĩa với việc bạn ít dần sự vô tư, thẳng thắn mà thay vào đó là cười nói xã giao nhiều hơn và khôn ngoan hơn.
Shock văn hóa
Khi chuyển cấp các bạn có thể bị lung túng trước những kiến thức và cách dạy mới, phải mất một khoảng thời gian mới có thể nắm bắt được. Và có lẽ cú shock văn hóa đại học là “nặng nề” nhất. Giờ học ít, giáo viên lên lớp giảng bài nhưng sự tương tác thầy – trò lại không nhiều, sự kiểm soát học hành gần như không có khiến nhiều bạn cảm thấy hoang mang.
Khi hỏi đến vấn đề này, các anh chị đi trước chỉ cười và nói “Đại học là… học đại mà em”. Giờ học trên lớp ít tức thời gian cho sinh viên tư học ở nhà nhiều. Học không còn đơn giản là lên lớp nghe giảng, về nhà làm bài. Khả năng tìm tòi, học hỏi, tự lực cánh sinh được phát triển rất cao khi lên đại học. Thực tế cho thấy, nhiều bạn vì không thể thích ứng với cách học thoải mái và đòi hỏi tính tự học cao dần trở nên chểnh mảng với việc đèn sách.
Thời lượng giờ học nhiều hơn khiến sinh viên có cảm giác như “bơi” trong kiến thức. Thiên Thanh, sinh viên trường Hutech thổ lộ rằng bạn cực kỳ ngán phẩm giờ học Pháp văn cho dù đã từng tiếp cận với ngôn ngữ này. “Tiết học kéo dài đến ba tiếng đồng hồ. Lúc đầu mình nghe giảng chăm chú và ghi chép rất cẩn thận. Càng về sau sự tập trung của mình càng yếu đi và cuối cùng mình nghe giảng bài mà cứ như “vịt nghe sấm”. Khối lượng kiến thức quá nhiều, nhất là những môn ngoại ngữ như thế này khó mà “thấm” vào đầu với cách học nhồi nhét như vậy.”
Không biết phải hỏi, muốn giỏi cũng phải hỏi
Vào đại học, học thôi vẫn chưa đủ. Tân sinh viên cần bỏ qua tính thụ động và tìm hiểu tất cả những thông tin có liên quan đến lợi ích của mình. Từ việc học hành, đoàn thể, sinh hoạt câu lạc bộ hay đến nhưng khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm hay nơi ở trọ, hỏi chính là cách hiệu quả nhất.
Nhiều thông tin hữu ích nhưng lại chỉ dán mác “lưu hành truyền miệng” như thông tin việc parttime, các tuyến xe buýt đưa bạn từ nơi ở đến trường, kinh nghiệm học những môn khô khan và khó nhằn như Triết học hay Lịch sử Đảng… Không ai cho bạn biết những điều trên nếu bạn không chủ động hỏi.
Theo Thethaohangngay
-
(Tuyensinh247.com) Việc tìm nhà trọ là việc bình thường đối hầu hết sinh viên và người lao động. Nhưng đối với tân sinh viên, hoặc những người chưa bao giờ tìm nhà trọ thì có nhiều điều cần phải lưu ý. Tuyensinh247.com xin chia sẻ kinh nghiệm này cùng các bạn.
-
\"Khi đang còn là sinh viên, bạn đừng ngại thử thách. Kiếm tiền giúp chúng ta trải nghiệm cuộc sống, rút ra bài học cho bản thân khi chưa có quá nhiều thứ để mất. Công việc sẽ giúp bạn rèn luyện tính kiên nhẫn, quyết tâm hơn trong mọi việc và biết quý trọng đồng tiền\".
-
Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?
-
Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.
-
Đầu năm học là thời điểm có rất nhiều tân sinh viên nhập học. Đây cũng chính là cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng.