Những lưu ý và kinh nghiệm tìm nhà trọ tân sinh viênSau khi có kết quả trúng tuyển, các tân sinh viên đều lo lắng tìm nhà trọ ở đâu và làm thế nào để tìm được nhà trọ ưng ý, phù hợp với hoàn cảnh của bản thân mà không bị lừa là điều các tân sinh viên ở xa trường cũng như phụ huynh quan tâm. Cùng xem những kinh nghiệm và những lưu ý quan trọng khi tìm nhà trọ dưới đây nhé. Những lưu ý nằm lòng khi tìm nhà trọ đối với tân sinh viên: 1. Đừng tìm qua môi giới, hãy lên các group tìm và đi xem trực tiếp. 2. Lúc chốt hợp đồng nhớ bật ghi âm lên, sau có vấn đề gì lỗi, đưa ra mà cãi 3. Nhớ quay lại video phòng trọ trước khi chốt hợp đồng, kiểm tra lại các thiết bị, đồ đạc trong phòng. 4. Hãy cố gắng tìm nhà trọ không chung nhà vệ sinh 5. Đọc kỹ hợp đồng, cái này quan trọng lắm đấy! 6. Đến đấy hãy hỏi người xung quanh xem trọ này có vấn đề gì không: mất cắp, tâm linh… 7. Hãy đi xem càng nhiều càng tốt, đừng ngại mà đến chốt luôn, ngoài kia nhiều phòng tốt lắm. 8. Trọ xịn thường ít được đăng lên các group, nên là hãy đi tìm trực tiếp nhé. 9. Khi đi xem hãy đi cùng anh chị năm 3, năm 4 hoặc người lớn, để không bị chèn ép, đi cùng bố mẹ người lớn mà không có kinh nghiệm tìm trọ thì cũng không có tác dụng mấy đâu. 10. Nếu đi xem một mình hay bạn thì nhớ bảo cháu năm 3, năm 4, đừng bảo năm nhất 11. Trước khi tìm trọ hãy lên các group hỏi về các khu xung quanh mình trọ xem có bị phốt gì không nhé, không dính vào rút ra là mất tiền cọc đấy 12. Trọ có điều hòa nhớ bảo chủ trọ bảo dưỡng trước khi vào, không là đến lúc dùng nó có vấn đề gì hư hỏng, hết ga, bụi bám là có thể mất tiền sửa hoặc ngốn điện lắm. 13. Để ý xem khi không dùng nước thì công tơ nước có chạy không (điện cũng vậy). 14. Trước khi ở nhớ chốt số điện + nước => nhớ chụp lại. 15. Nên làm hợp đồng nhé, chủ dễ không nói, chứ chủ đểu thì không có hợp đồng sau người ta lấy cọc đấy. (Nguồn sưu tầm) Kinh nghiệm tìm nhà trọ cho tân sinh viên 1. Thuê phòng phù hợp Sinh viên cần xác định khu vực thuê phòng phù hợp với hoàn cảnh của bản thân. Phòng trọ nên thuê gần trường học hoặc có điều kiện giao thông thuận tiện với nhiều tuyến xe buýt đi đến trường. Bạn là tân sinh viên nếu không có cơ hội ở Kí túc xá của trường thì hãy ở nhà người quen hay bạn bè thân quen trong một tháng đầu, khi quen rồi thì đi tìm cũng chưa muộn. 2. Tránh "cò" nhà trọ Các trang mạng cho thuê phòng trọ, tờ rơi dán trên tường, cột điện cũng là một nguồn cho SV tìm nhà trọ. Song đây là những nguồn thông tin cần kiểm chứng lại. Một kinh nghiệm cho bạn nếu muốn biết thông tin giới thiệu trên mạng có phải là từ “cò” hay không, bạn có thể copy dòng thông báo hoặc địa chỉ đó rồi tìm kiếm trên google, facebook. Nếu những thông tin đó xuất hiện nhiều lần và với tần suất dày đặc, có nhiều nhà cho thuê và khi gọi điện tới họ không miêu tả rõ được cho mình đặc điểm của ngôi nhà thì nhiều khả năng là cò. Để tránh gặp phải môi giới lừa gạt, SV loại bỏ ngay những tin về nhà trọ xuất hiện nhiều lần với cùng một tên đăng, hoặc nhiều tin rao do một người đăng. Trước khi đến xem phòng, SV nên gọi điện thoại cho chủ trọ, hỏi kỹ về địa chỉ nhà trọ, giá phòng, điện, nước, các điều kiện sinh hoạt khác. Đặc biệt không đặt cọc tiền trước nếu như chưa xem phòng và xác định được chủ trọ chính thức. 3. Có nên ở ghép? Nhà trọ ở thành phố khá đắt đỏ, bạn nên ở ghép, nếu cùng quê càng tốt, còn không khác quê cũng chả sao, lâu ngày rồi quen. Quan trọng là tiết kiệm được 1 khoản tiền kha khá. Tuy nhiên, ở ghép cũng gặp khá nhiều rủi ro vì gặp người chưa từng quen biết, khó hòa hợp trong cuộc sống. Bạn có thể ở nhà người quen hay bạn bè thân quen trong một tháng đầu, khi quen rồi thì đi tìm cũng chưa muộn. 4. Một số lưu ý: - Những người bán hàng rong, chủ quán nước cũng là nguồn thông tin đắc lực cho SV muốn tìm nhà trọ, SV có thể xin số điện thoại của họ hoặc để lại số điện thoại cho họ để được thông báo về những phòng trọ còn trống. - Để tìm được nhà ưng ý, thay vì ngồi nhà tìm trên mạng bạn nên trực tiếp dạo một vòng quanh những khu trọ sinh viên để tìm kiếm. Những lưu ý thiết thực cho tân SV khi tìm nhà là nhà phải cao ráo, nếu phòng quá thấp, hệ thống thoát nước không tốt. - SV cũng nên hỏi những người dân sống xung quanh khu trọ để tìm hiểu rõ về an ninh nơi đó. Khéo léo hỏi thăm các phòng bên cạnh hoặc hàng xóm xem tình hình an ninh có tốt không, ở mùa hè có nóng bức không,… - Khi đã quyết định thuê phải làm hợp đồng rõ ràng và nên có sự tham dự của bố mẹ hoặc các anh chị có kinh nghiệm đi thuê nhà. Kiểm tra kĩ tình trạng các thiết bị trong nhà và làm rõ khi đường điện, nước hỏng thì phía nào sẽ có trách nhiệm sửa chữa. Chốt số điện ngay từ ngày đầu tiên chuyển đến, tránh trường hợp phải trả thêm lượng điện tiêu thụ của người ở trước đó. - Khi đặt cọc tiền, nên yêu cầu chủ nhà viết giấy cam đoan, trong đó rõ ràng điều khoản nếu mình không thuê nữa thì số tiền đặt cọc có được nhận lại hay không. Nhiều bạn cho rằng số tiền đặt cọc nhỏ nên cũng bỏ qua luôn việc này. Nhưng trên thực tế nhiều chủ trọ thấy lợi trước mắt, nhận tiền đặt cọc của nhiều người cùng lúc nên đến lúc bạn chuyển tới thì phòng đã có người khác thuê mà tiền đặt cọc cũng “một đi không trở lại”. - Khi nói chuyện với chủ nhà trọ hãy xem cách ứng xử để đoán biết tính khí của họ. Yêu cầu chủ nhà dọn phòng sạch sẽ trước khi bạn chuyển đến vì đó là quyền lợi của bạn. - Nên cẩn thận với những người hành nghề xe ôm vì họ có thể là “cò”. Nếu như thấy không ổn, hãy tìm lý do và rời đi. Theo TTHN DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!
Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Xem thêm tại đây:
Những điều Tân sinh viên cần biết
Thi đại học và thi tốt nghiệp THPT 2023
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |
Đề tham khảo đánh giá năng lực năm 2025 của Bộ Công An được công bố. Năm nay, dạng thức đề thi có một số điều chỉnh, trong đó phần tự chọn có các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học và Địa lý.
Thi đánh giá năng lực 2025 là thi môn gì, gồm mấy môn, đánh giá năng lực thi những môn nào là thắc mắc của rất nhiều bạn học sinh 2K7 - lứa học sinh đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Các em tham khảo ngay dưới đây để có định hướng học và ôn tập nhé.
Thi ĐGNL trong thời gian bao lâu? Bài thi Đánh giá năng lực Hà Nội bao nhiêu phút? Thời gian làm bài thi ĐGNL ĐHQG HCM, ĐGTD Bách khoa, ĐGNL Công an, ĐGNL Sư phạm? Thời gian từng phần thi trong bài thi Đánh giá năng lực được quy định như thế nào?
Thi Đánh giá năng lực năm 2025 sẽ có những tổ hợp môn nào xét tuyển vào các trường Đại học? Tổ hợp thi ĐGNL Hà Nội 2025 gồm những tổ hợp nào? Thi ĐGNL HCM 2025 gồm những tổ hợp môn nào?