Những sai lầm và lưu ý cho sinh viên khi đi làm thêm

Đa số các bạn sinh viên đều kết hợp giữa việc học và làm thêm ngoài giờ để kiếm thêm một khoản tiền tiêu cho mình. Tuy nhiên, các bạn cần nắm được và lưu ý những sai lầm dưới đây:

Những sai lầm của sinh viên khi đi làm thêm

1. Đi làm thêm chỉ để cho vui

Suy nghĩ của bạn về công việc mình đang làm sẽ quyết định thái độ làm việc của bạn. Và chắc chắn chẳng một ai muốn có bạn trong đội ngũ nhân viên nếu bạn chỉ xem việc làm thêm như một cuộc vui để kiếm vài đồng tiền tiêu vặt. Hãy nghiêm túc và xem nó như một nhiệm vụ rất quan trọng. Hãy có trách nhiệm với công việc mình đang làm.

2. Sẽ bỏ việc ngay khi thấy chán

Công việc nào cũng có những khó khăn. Môi trường nào cũng cần thời gian để thích ứng. Hãy đảm bảo rằng bạn có thể gắn bó ở đó ít nhất là 2 tháng với sự cố gắng hết sức của mình. Nếu vẫn không thấy phù hợp, lúc đấy mới tìm công việc khác.

3. Ngại đổi sang công việc khác mặc dù công việc hiện tại không phù hợp

Sau khi đi làm bạn cảm thấy không hề thích công việc hiện tại, nhưng ngại phải tìm kiếm công việc mới, ngại thay đổi, ngại đi phỏng vấn, đủ mọi loại ngại thì bạn nên thay đổi suy nghĩ ngay. Nếu không có sự yêu thích với công việc đang làm thì bạn sẽ chẳng thể phát triển hết khả năng mình có.

4. Đi làm thôi - chẳng cần học

Hãy nhớ, bạn đang là sinh viên, công việc chính vẫn là học tập. Vì thế, bạn nên cân bằng thời gian học tập và làm thêm. Việc sắp xếp một thời gian biểu hợp lý hoàn toàn có thể giúp bạn vừa học tốt, vừa có thể kiếm thêm tiền cho chi phí sinh hoạt hàng ngày.

Những lưu ý khi sinh viên đi làm thêm:

1. Làm thêm vì tích lũy kinh nghiệm chứ không phải để mưu sinh

Có rất nhiều bạn vì tình hình kinh tế gia đình khó khăn nên rất cần đi làm thêm để kiếm thêm tiền trả học phí, nhà thuê, ăn uống,... và đủ thứ "tiền tiền và tiền" khác. Nhưng tất cả những điều đó cuối cùng cũng là để việc học của bạn được đảm bảo và hoàn thành một cách trọn vẹn, tốt đẹp hơn. Nên chẳng có lý gì bạn lại bỏ lỡ mất việc học chỉ vì quá tham vài triệu đồng một tháng, hay lỡ thích công việc làm thêm này quá rồi. Hãy luôn nhớ rằng bạn đi làm vì muốn học hỏi thêm kiến thức và tiếp thu kinh nghiệm chứ không phải mưu sinh. 

Xác định được mục tiêu đúng, bạn sẽ có được sự tập trung và lĩnh hội hoàn toàn khác. Bạn sẽ chủ động tìm kiếm các giá trị tốt cho bản thân, những giá trị lớn hơn giá trị của tiền. Ví dụ như các mối quan hệ, khả năng giao tiếp, hay cả niềm vui nữa…  Trái lại, một mục tiêu sai lệch sẽ khiến bạn lãng phí thời gian và kết quả lại không như ý muốn. 

2. Chọn việc làm thêm liên quan đến ngành nghề đang theo học

Nếu có thể, hãy chọn việc làm thêm gần với ngành học của mình hoặc nghề nghiệp tương lai mà bạn theo đuổi. Việc này giúp bạn bổ sung kiến thức cho ngành nghề mình lựa chọn, giúp bạn hiểu hơn về nghề nghiệp tương lai của bản thân.

Một công việc làm thêm gần với ngành nghề sẽ là một điểm cộng trong bảng lịch sử kinh nghiệm làm việc của bạn. Sẽ là một điều tuyệt vời khi bạn vừa ra trường thì sơ yếu lý lịch đã có ngay một dòng thể hiện kinh nghiệm cho vị trí ứng tuyển.

Không dễ nhưng cũng không quá khó khăn để bạn tìm một việc làm thêm như vậy, chỉ cần bạn nhiệt tình và kiên nhẫn. Ví dụ như sinh viên ngành Ngữ văn – Báo chí thì có thể cộng tác với các tòa soạn báo; sinh viên trường Marketing, Kinh tế có thể trải nghiệm ở các vị trí PG, bán hàng thời vụ, cộng tác viên cho các sự kiện truyền thông; sinh viên ngành Xây dựng có thể thực tập không lương tại các công trường…

3. Học hỏi kinh nghiệm từ các bậc “tiền bối”

Không ai có thể thành tài và nên người mà không có sự dẫn dắt. Có thể bạn chăm chỉ, thông minh và khéo léo nhưng bạn cần được hướng dẫn thì những tố chất kia mới có thể hỗ trợ đắc lực và biến những điều bạn từng làm thành kinh nghiệm thực tế. Bạn nên hỏi, xin ý kiến và lời tư vấn của người đi trước để có những chỉ dẫn thiết thực, lời khuyên bổ ích giá trị.

4. Cân đối thời gian và sức khỏe

Điều cuối cùng nhưng cực kỳ quan trọng đó là phải biết cân đối thời gian và sức lực, sắp xếp thời khóa biểu giữa việc học và đi làm sao cho thật hợp lý.

Các bạn trẻ rất dễ rơi vào trường hợp vì quá mê công việc mà thiếu tập trung cho việc học, dẫn đến phải thi lại, kết quả học tập sa sút và tệ hơn nữa là nghỉ học. Một hiện tượng rất phổ biến là rất nhiều bạn sinh viên ngủ gục khi lên lớp vì khi đi làm thêm không biết cân đối thời gian và sức khỏe nên không thể giữ được sự tỉnh táo.

Không bao giờ được quên rằng nhiệm vụ chính của bạn là học. Điều này rất rõ ràng, tất cả các bạn đều biết, nhưng thực tế không ít sinh viên đi làm thêm đã bắt đầu lạc mất con đường mình theo đuổi lúc nào không hay. Vì vậy, dù hoàn cảnh như thế nào, hãy luôn là chính mình và cân bằng cuộc sống.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm tìm việc làm thêm cho tân sinh viên

Theo TTHN

DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!

  • Bạn cần lộ trình luyện thi Tốt Nghiệp THPT theo chương trình mới?
  • Bạn đang muốn vừa ôn thi TN THPT vừa ôn thi ĐGNL hoặc ĐGTD?
  • Bạn muốn luyện thật nhiều đề thi thử bám cực sát đề minh hoạ?

Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.

  • Trọng tâm theo 3 giai đoạn: Nền tảng - Luyện Thi - luyện Đề
  • Giáo viên nổi tiếng Top đầu luyện thi đồng hành
  • Bộ đề thi thử bám sát, phòng luyện đề online, thi thử toàn quốc

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY


Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

  • Bộ Công An công bố Đề tham khảo đánh giá năng lực 2025

    Đề tham khảo đánh giá năng lực năm 2025 của Bộ Công An được công bố. Năm nay, dạng thức đề thi có một số điều chỉnh, trong đó phần tự chọn có các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học và Địa lý.

  • Đánh giá năng lực 2025 thi mấy môn?

    Thi đánh giá năng lực 2025 là thi môn gì, gồm mấy môn, đánh giá năng lực thi những môn nào là thắc mắc của rất nhiều bạn học sinh 2K7 - lứa học sinh đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Các em tham khảo ngay dưới đây để có định hướng học và ôn tập nhé.

  • Thời gian làm bài thi Đánh giá năng lực 2025

    Thi ĐGNL trong thời gian bao lâu? Bài thi Đánh giá năng lực Hà Nội bao nhiêu phút? Thời gian làm bài thi ĐGNL ĐHQG HCM, ĐGTD Bách khoa, ĐGNL Công an, ĐGNL Sư phạm? Thời gian từng phần thi trong bài thi Đánh giá năng lực được quy định như thế nào?

  • Tổ hợp thi Đánh giá năng lực 2025

    Thi Đánh giá năng lực năm 2025 sẽ có những tổ hợp môn nào xét tuyển vào các trường Đại học? Tổ hợp thi ĐGNL Hà Nội 2025 gồm những tổ hợp nào? Thi ĐGNL HCM 2025 gồm những tổ hợp môn nào?