Những sai lầm khiến thí sinh từ đỗ thành trượt

Rất nhiều trường hợp cứ ngỡ là đã trúng tuyển rồi nhưng cuối cùng lại trượt Đại học, và nguyên nhân là gì? Các em cùng tìm hiểu để tránh những sai lầm không đáng có.

Rớt oan do không biết cách đăng ký xét tuyển

Theo TS Phạm Tấn Hạ - phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), các trường đại học đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển sớm, nhưng thực tế đây chỉ là điểm trúng tuyển có điều kiện.

Nghĩa là thí sinh còn thiếu điều kiện tốt nghiệp THPT và chưa đăng ký xét tuyển trên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT. Do đó, bắt buộc thí sinh phải được công nhận tốt nghiệp THPT và phải đăng ký nguyện vọng xét tuyển đợt 1 trên hệ thống chung của Bộ GD-ĐT trong thời gian quy định.

"Việc đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng trên hệ thống chung là khâu rất quan trọng trong xét tuyển, thí sinh cần hết sức lưu ý. Năm trước nhiều thí sinh rớt oan do không biết rõ cách thức đăng ký nguyện vọng, trong đó đặc biệt là những thí sinh đã trúng tuyển sớm nhưng không đăng ký nguyện vọng lại trên hệ thống chung của bộ", ông Hạ nói.

TS Nguyễn Mạnh Hùng, Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), cho hay theo quy định, thí sinh có khoảng hai tuần (từ ngày 18-7 đến 17h ngày 30-7) để đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống chung của bộ. Việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống chung là quy định bắt buộc đối với tất cả thí sinh (đã trúng tuyển sớm hoặc chưa trúng tuyển). 

Thí sinh phải đăng ký tất cả các nguyện vọng xét tuyển lên hệ thống chung, gồm cả những nguyện vọng đã trúng tuyển theo các phương thức xét tuyển sớm (xét học bạ, xét điểm thi đánh giá năng lực, ưu tiên xét tuyển...).

"Thí sinh cần cân nhắc cẩn trọng và ghi nhớ rõ các mốc thời gian để thực hiện. Thí sinh không nên chủ quan, vì khi các em quay lại, hệ thống đã đóng và lúc đấy không còn cơ hội đăng ký. 

Khi đã được hệ thống xác nhận trúng tuyển, thí sinh cần có thêm thao tác là xác nhận nhập học trong khoảng thời gian quy định. Nếu thí sinh không xác nhận nhập học trong thời gian này thì hệ thống sẽ hiểu là thí sinh từ chối quyền nhập học của mình", ông Hùng lưu ý.

Trong khi đó, ThS Nguyễn Thái Châu, giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Tài chính - Marketing, cho biết: "Trên thực tế hiện rất nhiều thí sinh hiểu chưa đúng về nguyên tắc đăng ký nguyện vọng xét tuyển, có bạn vẫn nghĩ mình đã trúng tuyển thì không cần đăng ký nữa. Đây là sai lầm lớn khiến các em rớt oan trong đợt xét tuyển đầu tiên. 

Bên cạnh đó, không ít thí sinh hiện vẫn chưa xác định được chọn ngành nào nên khá lúng túng. Khi điều chỉnh nguyện vọng, nếu thí sinh thực hiện không đúng cũng không trúng tuyển hoặc đậu vào ngành không ưng ý".

Không hoàn thành đầy đủ các bước đăng ký

Nhiều thí sinh chỉ đăng ký đến bước thứ 2: đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống của Bộ, không thực hiện các bước: bước 3, bước 4.

Lưu ý: Khi đăng ký nguyện vọng xong, thí sinh cần nhắn tin và nhập mã OTP để xác nhận đã đăng ký NV và xem lại danh sách nguyện vọng. Nguyện vọng ở trạng thái: "Đã ghi nhận NV - NV chưa được thanh toán" như vậy mới là đăng ký nguyện vọng thành công.

Điểm quan trọng nhất khi đăng ký xét tuyển

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần trong thời gian quy định.

Khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển, thí sinh chỉ cần đăng ký vào ngành, nhóm ngành hay chương trình đào tạo của trường xét tuyển, không cần phải lựa chọn phương thức hay là tổ hợp xét tuyển.

Điểm quan trọng nhất khi đăng ký xét tuyển là thí sinh phải hoàn thành đầy đủ quy trình và bấm nút kết thúc để hệ thống ghi nhận tất cả những nguyện vọng đã đăng ký.

Chiến thuật sắp xếp nguyện vọng

Theo các chuyên gia tuyển sinh, khi thực hiện đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học thí sinh cần có chiến thuật, sắp xếp các nguyện vọng hợp lý để tăng khả năng trúng tuyển.

ThS Phùng Quán, chuyên gia tuyển sinh Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), tư vấn: "Thí sinh có thể trúng tuyển sớm hàng chục trường, nhưng chỉ được vào học một trường duy nhất. Do đó các em phải sắp xếp thứ tự ưu tiên nguyện vọng trên hệ thống xét tuyển chung của bộ. 

Nếu thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển sớm và đăng ký ngành và trường trúng tuyển sớm nguyện vọng 1 lên hệ thống của bộ thì chắc chắn sẽ đậu. Trường hợp các nguyện vọng đã trúng tuyển sớm nhưng không phải ngành thích nhất, thí sinh có thể xếp sau. 

Khi đó, thí sinh đăng ký các nguyện vọng xét tuyển bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT lên trên. Sau khi xét tuyển, nếu các ngành thí sinh thích không trúng tuyển thì hệ thống sẽ vẫn xét đến ngành các em đã đủ điều kiện trúng tuyển sớm".

Hiện các trường đại học đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) của phương thức xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Đây là mức điểm thấp nhất mà thí sinh được đăng ký xét tuyển vào trường. 

Tuy nhiên, thực tế vẫn có không ít thí sinh, phụ huynh nhầm lẫn điểm sàn là điểm trúng tuyển nên đăng ký, sắp xếp nguyện vọng xét tuyển không hợp lý dẫn đến rớt đại học.

Chia sẻ về cách thức đăng ký nguyện vọng xét tuyển, ThS Lê Văn Hiển - phụ trách phòng đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM - khuyên: "Thí sinh không nên tập trung các nguyện vọng xét tuyển chỉ vào một số ngành hoặc trường có mức độ cạnh tranh đều ở mức cao, tránh rủi ro là không đạt một nguyện vọng nào vì mức độ cạnh tranh quá cao. 

 Cách đơn giản nhất mà lại tốt nhất, hiệu quả nhất cho thí sinh là xếp ưu tiên các nguyện vọng vào trường vào ngành mà mình yêu thích, đam mê, có sở trường, năng lực... nhất lên trên. Thí sinh không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng, nhưng cũng không nên chỉ đăng ký 1 nguyện vọng".
 
Theo Báo Tuổi Trẻ

DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!

  • Bạn cần lộ trình luyện thi Tốt Nghiệp THPT theo chương trình mới?
  • Bạn đang muốn vừa ôn thi TN THPT vừa ôn thi ĐGNL hoặc ĐGTD?
  • Bạn muốn luyện thật nhiều đề thi thử bám cực sát đề minh hoạ?

Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.

  • Trọng tâm theo 3 giai đoạn: Nền tảng - Luyện Thi - luyện Đề
  • Giáo viên nổi tiếng Top đầu luyện thi đồng hành
  • Bộ đề thi thử bám sát, phòng luyện đề online, thi thử toàn quốc

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY


Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

  • Lịch thi đánh giá năng lực 2025 - Mới nhất

    Những kỳ thi ĐGNL được tổ chức trong năm 2025 tiếp tục gia tăng cơ hội xét tuyển vào các trường đại học bên cạnh việc xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Lịch thi ĐGNL, đánh giá tư duy 2025 sẽ vào tháng mấy? Bao giờ thì có thể đăng ký thi đánh giá năng lực năm 2025? Thời gian thi đánh giá năng lực 2025 được cập nhật mới nhất dưới đây.

  • Lịch thi Đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TPHCM 2025

    Đại học Quốc gia TPHCM công bố thông tin mới nhất về kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025. Theo đó, thời gian thi ĐGNL HCM (V-ACT) 2025, địa điểm thi đánh giá năng lực 2025 cũng đã được công bố như sau:

  • Thời gian đăng ký thi đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM đợt 1 năm 2025

    Năm 2025, kỳ thi ĐGNL của Đại học Quốc gia TPHCM dự kiến sẽ được tổ chức làm 2 đợt diễn ra từ tháng 3 đến tháng 6. Vậy thời gian để thí sinh đăng kí ca thi đợt 1 sẽ diễn ra vào thời gian nào? Chi tiết cụ thể được đăng tải bên dưới.

  • Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 - Tất cả các trường Đại học

    Lịch nghỉ tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 của các trường Đại học đã và đang được công bố đến sinh viên. Dưới đây là lịch nghỉ tết âm lịch 2025 dành cho sinh viên của các trường Đại học phía Bắc và phía Nam.