Ông giám đốc \"dị nhân\" chỉ tốt nghiệp phổ thôngDân làm kính ở TPHCM ít ai không biết đến anh Trần Công Minh, giám đốc công ty Minh Sáng, sản xuất bàn kệ kính có tiếng từ khu vực Đà Nẵng đổ vào. Nhiều người gọi anh là Minh “dị nhân” bởi không chỉ cách sống, làm việc kỳ quái mà còn vì so với nhiều giám đốc bằng cấp đầy mình thì \"gã dị nhân” này chỉ tốt nghiệp phổ thông.
Làm thợ trước khi làm thầy Quê ở Phú Yên, hồi nhỏ lực học của anh Minh không kém nhưng tốt nghiệp lớp 12, thay vì thi vào trường này trường nọ như bạn bè, anh đi học nghề thợ kính. Gia đình khi đó có sẵn cơ sở làm kính nhỏ, học nghề xong lẽ ra anh có thể tiếp quản ngay nhưng từ chối sự “sắp đặt” đó mà bỏ ra ngoài làm thuê. Anh đã xác định cho mình: “Không làm thợ giỏi thì đừng mong làm thầy tốt”. Với mục tiêu rất cụ thể phải mình phải cứng nghề nên anh học phải học hỏi mọi lúc mọi nơi để trau dồi tay nghề. Người người thợ khác, làm việc chỉ chờ hết giờ để nghỉ thì riêng anh chỉ khi nào xong việc mới chịu đứng dậy, mặc đói mặc khát. Ông giám đốc Trần Công Minh xuất thân từ thợ kính. Nhiều bạn thợ gọi anh là thằng Minh "điên”, người thợ làm công ăn lương mà còn bày đặt học hỏi, mày mò tìm hiểu cho thêm cực. Ít ai dám nghĩ đến việc có thể đi làm làm giàu và khẳng định mình từ chính tay nghề của mình. Còn khi đó, nhờ tay nghề vững lại chịu khó nên làm việc ở đâu anh cũng được chủ xem như là “người tài” và phải tìm mọi cách để giữ. Nhờ ham học hỏi nên anh Minh không chỉ nắm vững các kiến thức về nghề làm kính mà còn ít nhiều biết về thị trường kinh doanh. Sau cả chục năm làm thợ, đến năm 2007, anh mới quyết tâm mở xưởng làm kính riêng với số tiền trong tay là 150 triệu đồng và vay mượn thêm bạn bè, người quen. Kinh nghiệm đến thế mà anh phải đối mặt với rất nhiều tình huống không ngờ đến. Chiếc lò uốn kính mà anh và một người bạn tự chế hoạt động không như ý, bao nhiêu sản phẩm àm ra chỉ được vài hôm là… nổ tung. Từ mẻ hàng đến mẻ hàng khác làm rồi hỏng, anh Minh hết sạch vốn liếng, ngay cả những người thân thấy “tên Minh gọi điện là không dám nghe máy vì sợ… bị vay tiền”. “Tôi dừng lại tìm hiểu và nhận ra rằng, vấn đề không chỉ ở cái máy mà còn ở kỹ thuật uốn kính và tìm cách khắc phục cả hai. Nếu như không có những năm tháng bươn chải học nghề, chắc tôi bỏ cuộc rồi”, anh nói. Học hỏi từ… lính Không phủ nhận nhờ làm thợ giỏi mới có ngày làm sếp nhưng anh Minh thấy rõ những hạn chế của mình do không được đào tạo cơ bản nên thiếu kiến thức về kinh doanh, về thị trường, về chiến lược phát triển, xây dựng thương hiệu… Tuy nhiên, xác định không chạy theo bằng cấp hay tìm mọi cách để đi theo đại học khi thấy không hiệu quả nên ông giám đốc chọn con đường học hỏi từ nhân viên. Anh Minh tuyển những người tốt nghiệp đại học và có kinh nghiệm ở những lĩnh vực mình cần học hỏi đưa vào công ty làm việc và trả mức lương cao ngất ngưởng. Nếu ở nơi khác nhân viên làm việc theo điều hành của sếp thì anh để họ phát huy tối đa sự sáng tạo. Qua đó, anh học hỏi nhân viên từ các cách thức giao tiếp, cách đám phán, marketing, chiến lược giữ khách hàng… Mỗi điều học được anh đều ghi vào cuốn sổ tay để nhắc nhở mình. Chẳng nhân viên nào ngờ được có lúc họ đến làm việc với các đại lý thì ông giám đốc của mình cũng trút bỏ áo vest, cặp táp ở nhà rồi âm thầm bám theo để… học việc. Với ông giám đốc này, học không chỉ ở trường, học để có bằng cấp mà việc học phải ở mọi lúc mọi nơi. “Tôi không học đại học nhưng tôi có thể học ngay từ những người rất giỏi, có kinh nghiệm từ các trường đại học lớn ra. Với cách này tôi có thể chủ động được việc mình cần học cái gì và tiếp thu một cách thực tế nhất. Học thầy không tày học bạn là ở chỗ đó”, ông giám đốc bày tỏ. Một trong những “triết lý” học hỏi và làm việc của anh Minh là phải biết biết sức mình đến đâu để cố gắng chứ đừng ảo vọng. “Khi có các hợp đồng lớn, người nào cũng ham, cứ nhận mà không dám chắc sức mình có làm nổi không. Còn tôi, đã có lúc dám nói không với những đơn hàng cả chục tỉ đồng khi thấy mình chưa thể làm tốt”, anh Minh lý giải thêm cho việc người ta gọi mình là “khùng”. Nhưng nhờ cái "khùng" đó anh ít khi rơi vào cảnh phải loay hoay với những việc quá sức để rồi hỏng hết mọi thứ. Anh “khùng” đến nỗi khoe rằng nếu có ngày làm ăn thất bại, phá sản thì vẫn sẽ lạc quan, yêu đời như chính lúc này. “Tôi xuất phát từ một người thợ, vốn đã không có tài sản gì ngoài tay nghề và sự chăm chỉ lao động. Nếu có mất hết tôi lại đi làm mướn cho người ta cũng kiếm được chục triệu tháng đủ lo cho vợ con”. Còn bây giờ, ông giám đốc xuất phát từ người thợ kính, trong lúc kinh tế khủng hoảng nhất vẫn thu về hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Anh Minh chia sẻ, anh chưa bao giờ dạy con phải là học thật giỏi để thi đỗ trường này trường nọ mà cho con bài học về sự chăm chỉ và ham học hỏi trong bất cứ mọi hoàn cảnh. Theo Thethaohangngay
|
Bên cạnh việc chọn ngành học theo sở thích và năng lực, yếu tố tính cách cũng rất quan trọng.
Có rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng hiện nay tiến hành giảng dạy nhiều nội dung bằng tiếng Anh cũng như quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) cho sinh viên tốt nghiệp ra trường.
Học ngành nào để ra trường dễ kiếm việc làm không bị thất nghiệp là câu hỏi mà rất nhiều các bạn đứng trước ngưỡng cửa đại học phân vân khi mà thực trạng hiện nay sinh viên ra trường sau khi tốt nghiệp ĐH, thạc sĩ thất nghiệp quá nhiều.
Trường Đại học Lao động - Xã hội (CSII) tại Thành phố Hồ Chí Minh thông báo tuyển Giảng viên giảng dạy một số chuyên ngành, cụ thể như sau: