Phương án tuyển sinh Cao đẳng Công nghệ và kinh tế Hà Nội 2015Trường CĐ Công nghệ và kinh tế Hà Nội dự kiến năm 2015 sẽ tuyển sinh theo 2 phương thức: Xét điểm trung bình của 3 môn học (thuộc khối xét tuyển) ở 6 học kỳ trung học phổ thông (viết tắt là THPT), Xét tổng điểm của 3 môn thi Kỳ thi THPT quốc gia (thuộc khối xét tuyển) chỉ ở cụm thi do các trường đại học chủ trì. I. Phương thức xét tuyển CĐ Công nghệ và kinh tế Hà Nội năm 2015Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà Nội không tổ chức thi, chỉ xét tuyển theo 02 phương thức. Các trường hợp tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng và xét tuyển thẳng theo các quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT. Phương thức 1: Xét điểm trung bình của 3 môn học (thuộc khối xét tuyển) ở 6 học kỳ trung học phổ thông (viết tắt là THPT). Phương thức 2: Xét tổng điểm của 3 môn thi Kỳ thi THPT quốc gia (thuộc khối xét tuyển) chỉ ở cụm thi do các trường đại học chủ trì. 1. Phương thức 1: (chiếm 80% chỉ tiêu ): Xét điểm trung bình của 3 môn học ( thuộc khối xét tuyển) ở 6 học kỳ trung học phổ thông (viết tắt là THPT). a) Môn xét tuyển - Các ngành: Công nghệ kỹ thuật Điện- điện tử; Công nghệ kỹ thuật ôtô; Công nghệ thông tin; Kế toán; Công nghệ thực phẩm. Môn xét tuyển: Toán; Vật lý; Hóa học. Hoặc các môn: Toán .Vật lý; Tiếng Anh; Ngoài ra đối với ngành Kế toán; Công nghệ thực phẩm được xét các môn khác thay thế như sau: - Ngành Kế toán: Toán; Ngữ văn; Tiếng Anh. - Ngành Công nghệ thực phẩm: Toán; Hóa học; Sinh học. b) Điểm ưu tiên - Điểm ưu tiên đối với thí sinh thực hiện theo Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hiện hành. - Điểm ưu tiên chỉ cộng vào điểm xét tuyển của những thí sinh đạt ngưỡng chất lượng đầu vào (sàn xét tuyển) theo quy định của Đề án. c) Phương pháp xét tuyển: *Bước 1: Xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (sàn xét tuyển): - Tốt nghiệp THPT. - Hạnh kiểm đạt loại Khá trở lên ở tất cả các năm học lớp 10,11 và 12; * Bước 2: Tính điểm xét tuyển với từng tiêu chí (thang điểm 10, làm tròn đến 2 chữ số thập phân) cho các thí sinh đạt sàn xét tuyển. Điểm xét tuyển được tính theo công thức ĐXT = (Đ1 + Đ 2 ) Trong đó: - ĐXT: Điểm xét tuyển; - Đ1: Điểm trung bình của 3 môn học theo khối thi của ngành đăng ký xét tuyển trong 6 học kỳ (Gồm: Học kỳ 1 và học kỳ 2 lớp 10; Học kỳ 1 và học kỳ 2 lớp 11; Học kỳ 1 và học kỳ 2 lớp 12) đạt 5,5 điểm trở lên - Đ2: Điểm ưu tiên theo đối tượng và theo khu vực ( thực hiện theo Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hiện hành). 2. Phương thức 2: (chiếm 20% chỉ tiêu): Xét tổng điểm của 3 môn thi Kỳ thi THPT quốc gia (thuộc khối xét tuyển) chỉ ở cụm thi do các trường đại học chủ trì ; a) Môn xét tuyển - Các ngành: Công nghệ kỹ thuật Điện- điện tử; Công nghệ kỹ thuật ôtô; Công nghệ thông tin; Kế toán; Công nghệ thực phẩm. Môn xét tuyển: Toán; Vật lý; Hóa học. Hoặc các môn: Toán,Vật lý; Tiếng Anh; Ngoài ra đối với ngành Kế toán; Công nghệ thực phẩm được xét các môn khác thay thế như sau: - Ngành Kế toán: Toán; Ngữ văn; Tiếng Anh. - Ngành Công nghệ thực phẩm: Toán; Hóa học; Sinh học. b) Điểm ưu tiên - Điểm ưu tiên đối với thí sinh thực hiện theo Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hiện hành. - Điểm ưu tiên chỉ cộng vào điểm xét tuyển của những thí sinh đạt ngưỡng chất lượng đầu vào (sàn xét tuyển) theo quy định của Đề án. c) Phương pháp xét tuyển: * Bước 1: Xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (sàn xét tuyển): - Tốt nghiệp THPT. - Điểm tổng của 3 môn thi Kỳ thi THPT quốc gia (thuộc khối xét tuyển) chỉ ở cụm thi do các trường đại học chủ trì ; * Bước 2: Tính điểm xét tuyển với từng tiêu chí (thang điểm 10, làm tròn đến 2 chữ số thập phân) cho các thí sinh đạt sàn xét tuyển. Điểm xét tuyển được tính theo công thức ĐXT = (Đ1 + Đ 2 ) Trong đó: - ĐXT: Điểm xét tuyển; - Đ1: Điểm tổng của 3 môn thi Kỳ thi THPT quốc gia (thuộc khối xét tuyển) chỉ ở cụm thi do các trường đại học chủ trì (đạt ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT); - Đ2: Điểm ưu tiên theo đối tượng và theo khu vực. ( thực hiện theo Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hiện hành); II. Hồ sơ đăng ký xét tuyển:a) Phương thức 1: + Phiếu đăng ký xét tuyển ( theo mẫu của trường); + Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao có công chứng) đối với thí sinh đã có bằng tốt nghiệp THPT; Giấy chứng nhận tốt nghiệp (tạm thời) đối với những thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp (năm 2015). + Học bạ THPT (bản sao có công chứng). + Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên nếu có. + Hai phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh, số điện thoại để trường thông báo kết quả xét tuyển. b) Phương thức 2: Thực hiện theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo. III. Thời gian, quy trình nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển.a) Thời gian các đợt xét tuyển: * Phương thức 1: - Đợt 1: Nhận hồ sơ xét tuyển từ ngày 20/6 đến ngày 20/8. . - Đợt 2:.Nhận hồ sơ xét tuyển từ ngày 21/8 đến ngày 30/9; - Đợt 3:.Nhận hồ sơ xét tuyển từ ngày 01/10 đến ngày 15/11. * Phương thức 2: Thực hiện theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo a) Phương thức 1: - Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT), lệ phí đăng ký xét tuyển qua bưu điện chuyển phát nhanh hoặc nộp trực tiếp tại Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà Nội. - Thí sinh có thể nộp đầy đủ hồ sơ để đăng ký cùng với phiếu đăng ký, nếu không nộp đủ hồ sơ phải đánh dấu trong “Phiếu đăng ký xét tuyển” những nội dung còn thiếu để sau đó nộp bổ sung ở trường. - Sau khi nộp hồ sơ cho trường, trường sẽ thông báo cho thí sinh nộp bổ sung hồ sơ còn thiếu. - Nếu không trúng tuyển hoặc có nguyện vọng rút hồ sơ ĐKXT đã nộp, thí sinh được quyền rút hồ sơ ĐKXT. b) Phương thức 2: Thực hiện theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo IV. Chế độ ưu tiên trong tuyển sinh:Chế độ ưu tiên trong tuyển sinh được thực hiện theo quy định của Quy chế Tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chỉ cộng điểm ưu tiên để xét đối với thí sinh đã đạt và vượt mức ngưỡng đảm bảo chất lượng vào theo quy định của đề án. + Ưu tiên theo khu vực:
+ Ưu tiên theo đối tượng:
Khái niệm khu vực ưu tiên và đối tượng ưu tiên được hiểu theo điều 7 của Quy chế Tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Xác định người trúng tuyển: - Xét tuyển từ cao đến thấp, cho đến khi đủ chỉ tiêu. - Điểm trúng tuyển của đợt xét tuyển sau không thấp hơn điểm trúng tuyển của đợt xét tuyển trước; * Các trường hợp tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng: Các thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các huyện nghèo theo nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo và Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo (sau đây viết tắt là Quyết định số 293/QĐ-TTg ). Những học sinh này phải bổ sung kiến thức 01 năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng quy định. Lệ phí tuyển sinh: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 11 tháng 2 năm 2010 của Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ thu và sử dụng lệ phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp và thông tư liên tịch số 25/2013/TTLT/BTC-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT/BTC-BGDĐT. Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2015: 500
Nguồn CĐ Công nghệ và kinh tế Hà Nội DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!
Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY >> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |
Ngày 22/11, Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025 với nhiều điểm mới: Chỉ tiêu xét tuyển sớm: Không quá 20%, Điểm chuẩn quy đổi về 1 thang điểm chung, Tổ hợp xét tuyển: Bắt buộc có môn Toán hoặc Văn, Xét học bạ: Phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/11 công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Trong đó, Bộ điều chỉnh quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.
Thi Đánh giá năng lực năm 2025 sẽ có những tổ hợp môn nào xét tuyển vào các trường Đại học? Tổ hợp thi ĐGNL Hà Nội 2025 gồm những tổ hợp nào? Thi ĐGNL HCM 2025 gồm những tổ hợp môn nào?
Kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQGHN, ĐHQG HCM, ĐH Sư Phạm HN, ĐH Sư phạm HN 2, ĐH Sư Phạm TPHCM, Bộ Công An tổ chức là một kỳ thi phổ biến được nhiều trường ĐH sử dụng kết quả để xét tuyển. Vậy trong 1 năm những ĐH trên tổ chức bao nhiêu đợt thi ĐGNL? Chi tiết được đăng tải dưới đây.