Sinh viên ra trường làm thơ \"thực trạng\"

\"Đầu đường Xây dựng bơm xe/ Cuối đường Kinh tế bán chè đậu đen/ Ngoại thương mời khách ăn kem/ Các anh Nhạc viện thổi kèn đám ma...\" - Những câu thơ mang tính chất hài hước, châm biếm nói về một thực trạng sinh viên ra trường không có việc làm đang khiến cư dân mạng xôn xao.

Ngay khi được đăng tải trên một Fanpage của Facebook sáng ngày 23/4, bài thơ đã thu hút được gần 11.000 lượt "like", 4.000 lượt chia sẻ và vô số bình luận khác nhau của cư dân mạng. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát với tựa đề “Thực trạng sinh viên ra trường” được cho là của một tác giả có tên H.M.N.
 
Đầu đường Xây dựng bơm xe
Cuối đường Kinh tế bán chè đậu đen
Ngoại thương mời khách ăn kem
Các anh Nhạc viện thổi kèn đám ma
Ngân hàng ngồi dập đô la
In giấy vàng mã, sống qua từng ngày 
Sư phạm trước tính làm thày
Giờ thay kế toán, hàng ngày tính lô.
Điện lực chẳng dám bô bô,
Giờ đang lầm lũi phụ hồ trên cao.
Lập trình chả hiểu thế nào,
Mở hàng trà đá, thuốc lào...cho vui 
Nông nghiệp hỏi đến ngậm ngùi
"Số em chắc chỉ tiến lùi theo trâu"
Nhìn quanh, Thương mại đi đâu?
Hóa ra là đã nhảy tàu đi buôn.....
Ngoại ngữ vẻ mặt thoáng buồn
Đang ngồi viết sớ, kiêm luôn bói bài. 
Báo chí buôn bán ve chai
Giao thông đi chở thuê ngoài Đồng Xuân.
Bách khoa cũng gặp đôi lần
Buôn đồ điện hỏng, kiếm cân dây đồng
Mỹ thuật thì đang chổng mông
Đục khắc bia mộ, cũng mong lên đời 
Mỏ địa chất mới hỡi ôi
Sáng thồ hai sọt, chào mời mua than
Thuỷ sản công việc an nhàn
Sáng cân mớ cá, cuối làng ngồi rao...!
Hàng hải ngồi gác chân cao
Bao giờ trúng số mua tàu ra khơi 
Bác sĩ, y tá có thời
Học xong về huyện được mời chích heo...
 
Bài thơ lục bát độc đáo khiến dân mạng “sục sôi”
Bài thơ lục bát độc đáo khiến dân mạng “sục sôi”.
 
Trong bài thơ lục bát này, tác giả cho thấy thực trạng sinh viên ra trường hoặc thất nghiệp hoặc làm việc trái ngành nghề với lối viết “hài hước”, phóng túng. Nhiều thành viên tỏ ra vô cùng thích thú về bài thơ “độc đáo” này vì đã phản ánh một phần thực trạng sinh viên ra trường hiện nay.

Thành viên Tuyên Đinh nhận xét: “Thật buồn, giáo dục mà áp dụng đạo “doanh thương” đúng nghĩa vào có phải hay không? Lãng phí tài lực, nhân lực, vật lực... Tại sao các Bộ không kết hợp với nhau rút trích nhân lực thực tế của các ngành rồi định hướng tuyển sinh… Kiến thức không theo thực tế, sinh viên không được hướng nghiệp, đầu vào đã xấu thì đầu ra càng tồi tệ, chung quy lại có nhiều nguyên nhân dẫn đến cái kết đáng buồn như vậy…”.

Thành viên Lịch Hoàng Thị thì nhìn nhận khá bi quan: “Ra trường không có tiền là không có việc làm, học mấy năm trời Đại học, tài năng không được dùng, trong khi nhiều người chỉ học Trung cấp mà có tiền là có việc…”.
Bài thơ nhận được nhiều ý kiến bình luận khác nhau
 
 Bài thơ nhận được nhiều ý kiến bình luận khác nhau.
 
Tuy nhiên, không ít bạn trẻ cho rằng bài thơ được làm ra một phần cũng để gây cười, sự việc không quá bi quan đến thế. Nhiều sinh viên có thực lực ra trường vẫn có được một công việc tốt, theo đúng chuyên ngành mà họ được học. 

Trên Fanpage Ha Noi, thành viên Nguyen Mai Phuong đối đáp lại bằng bài thơ: 

Thơ hay nhưng mà xin can,
Thực trạng một góc, bi quan làm gì!
Thiệt hơn khoan hãy so bì,
Lạc quan, thực tế, có chi không thành.
Chẳng qua chỉ học không hành,
Thị trường không rõ, không rành mà thôi.
Cuộc đời vốn nó cứ trôi, 
Ai không bắt kịp thì thôi, bên lề.
Cuộc đời vốn lắm ê chề,
Nhưng mà nghĩ thoáng, có hề chi đâu!


Bài thơ “hài hước” này cũng là một “tuyên ngôn” gây sốc sau clip “Sự trăn trở của một kẻ lười biếng” đang gây “bão" trên cộng đồng mạng.
 
Theo Thethaohangngay

NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!

Nếu em đang: 

  • Mong muốn bứt phá điểm số học tập nhanh chóng
  • Tìm kiếm một lộ trình học tập để luyện thi: TN THPT, ĐGNL, ĐGTD, Vào lớp 10
  • Được học tập với Top giáo viên hàng đầu cả nước

Tuyensinh247 giúp em: 

  • Đạt mục tiêu điểm số chỉ sau 3 tháng học tập với Top giáo viên giỏi
  • Học tập với chi phí tiết kiệm, đầy đủ theo ba đầu sách
  • Luyện thi bám sát cấu trúc từng kì thi theo định hướng của BGD&ĐT

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY