Nhiều giải pháp được sinh viên áp dụng để xoay xở trong cuộc sống thường nhật.
Dù học ở Q.3, TP.HCM nhưng nhóm sinh viên (SV) Trường ĐH Mở TP.HCM vẫn quyết định thuê nhà trọ ở tận Thủ Đức. Quân, thành viên trong nhóm cho biết: “Dọn ra trọ ở ngoại thành như thế này thì xa trường thật. Nhưng đây chính là cách để giảm bớt chi phí thuê nhà”.
|
Không như nhóm của Quân, Việt Trường, SV Trường ĐH Hùng Vương chấp nhận ở chật là giải pháp tiết kiệm. Được biết, trước kia phòng trọ của Trường trên đường Lê Văn Sỹ (Q.3) có 4 bạn cùng ở với giá 2 triệu đồng/tháng thì nay đã có thêm 3 thành viên mới. “Nhờ vậy đã giảm được một khoản tiền không nhỏ để có thể mua thêm tài liệu hay dụng cụ học tập”, Trường kể.
Còn Xuân Hiên, SV Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, lại thực hiện phương châm “ở trường nhiều hơn ở nhà”, phòng trọ chỉ là nơi để ngủ vào ban đêm. “Ở phòng trọ trưa nắng nóng lại phải dùng quạt điện, sạc pin máy tính, điện thoại… nên hơn 2 tháng nay, sau giờ học mình ở lại trường để ôn bài, xem tài liệu, vừa mát mẻ, vừa có thể tiết kiệm”, Hiên cho biết. Đây cũng là kinh nghiệm tiết kiệm phổ biến, được khá đông SV các trường ĐH ở TP.HCM áp dụng.
Nhiều SV không ngần ngại kể, để có thể tiết kiệm tối đa, bạn đã tranh thủ sạc pin máy tính ở trường cho đầy để về nhà sử dụng. Đem theo bình nước và không quên đựng đầy trước khi ra về. “Cứ tưởng rằng tiết kiệm như vậy chẳng được bao nhiêu. Nhưng thật ra, tích tiểu thành đại, nếu để ý cũng đỡ tốn một khoản kha khá. Số tiền ấy có thể để dành chi tiêu trong nhiều việc khác”, Hoa Nghi, SV Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM tâm sự.
Một số SV Trường ĐH Tài chính - Marketing chia sẻ kinh nghiệm tiết kiệm của mình, ngoài việc tự nấu ăn, đem theo cà mèn lên lớp… thì chủ yếu mua thực phẩm ở quê. “Ở thành phố cái gì cũng đắt đỏ hết, giá gạo hay giá rau củ quả đều gấp đôi, gấp ba ở quê mình. Thế nên cuối tuần mình đón xe về quê, sau đó đem gạo ở nhà, ra chợ mua thêm rau, mắm, gia vị bỏ bao đem lên”, hai bạn Quỳnh và Quyên, quê ở Long An, đang là SV Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, kể.
Nhiều khu trọ xung quanh làng ĐH Thủ Đức, Dĩ An, Bình Dương, không ít sinh viên cùng dãy trọ, học cùng lớp… rủ nhau nấu ăn chung. “Không chỉ tiết kiệm gas, điện, nước mà còn giúp nhau có thêm tình bạn gắn kết hơn”, Thúy Nga, SV Trường ĐH Quốc tế, nói.
Chuyện đến trường bằng xe đạp hoặc xe buýt không còn lạ với SV. Nếu trước đây chỉ có những SV không có điều kiện mới dùng những phương tiện này thì giờ đây, khi giá xăng quá cao, nhiều SV có xe máy cũng bắt đầu thực hiện. Gặp nhóm SV Trường ĐH Hùng Vương đang đi xe buýt để đến trường, họ cho biết: “Xe máy đã được trùm mền ở phòng. Chỉ sử dụng xe máy khi có việc cần thiết”. Nhiều bạn không thể đi xe buýt đã tìm mua xe đạp cũ, hoặc rủ nhau đi chung xe đến trường…
Ngoài ra, săn tìm những cửa hàng chuyên bán vật dụng cũ, về làm mới lại để sử dụng cũng là một trong nhiều cách để tiết kiệm của SV.
Nguyễn Thanh Nam (TN)
Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?
Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.
Đầu năm học là thời điểm có rất nhiều tân sinh viên nhập học. Đây cũng chính là cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng.
Thông minh không chỉ gói gọn trong việc hiểu biết kiến thức sách vở hay thông thạo một lĩnh vực học thuật nào đó. Vì vậy kể cả khi bạn không cảm thấy mình thông minh, hãy đọc những dấu hiệu dưới đây để thấy rằng bạn có thể thông minh hơn mình nghĩ!