Sinh viên và những thói quen \"xấu xí\"Cùng chúng tớ điểm danh qua một vài thói quen xấu xí thường gặp ở sinh viên nhé! 1. Lười Đây là điều mà không ai có thể phủ nhận khi mình là sinh viên. Lười đến lớp, lười ôn bài, lười hoạt động nhóm… thậm chí là lười nấu ăn, lười giặt quần áo… là những biểu hiện mà chúng mình đều có thể đã mắc phải đúng không? Môi trường đại học là môi trường tự học, là nơi sinh viên phải phát huy khả năng độc lập và học hỏi của mình mà không ai ép buộc, thế nên “lười học” là một điều rất dễ gặp. Hầu hết các bạn sinh viên đều sống xa nhà, vậy nên việc tự lập trong cuộc sống sinh hoạt khiến bạn rất dễ “bỏ quên” những điều cơ bản nhất. 2. Bùng học/ bỏ tiết Đây cũng chính là một biểu hiện của việc lười ở sinh viên. Tuy nhiên cũng rất nhiều bạn đành phải bùng học hay trốn tiết học ở giảng đường để làm việc riêng như hẹn hò, làm thêm, đi dạy gia sư… Có khá nhiều lý do khiến sinh viên thường bùng học hoặc bỏ tiết, dù là lý do chủ quan hay khách quan đi nữa thì đều không tốt, đúng không nào? 3. Điểm danh hộ/ học hộ Khác với THPT, ở trường đại học, giảng viên sẽ sử dụng hình thức điểm danh để đánh giá điểm chuyên cần cho sinh viên. Vì các bạn thường tham gia học ở giảng đường hoặc hội trường, mà những nơi này thường rất rộng, số lượng sinh viên quá đông nên giảng viên không thể nhớ hết từng người. Và thế là hình thức điểm danh hộ hoặc đi học hộ đã được sinh viên áp dụng để vẫn có đủ điểm chuyên cần trong khi minh… bùng học. 4. Giờ cao su Sẽ chẳng lạ gì nếu đã đến giờ vào học mà giảng đường vẫn còn rất nhiều chỗ trống, hay qua đợt nghỉ đã vài ngày nhưng số lượng sinh viên đến lớp vẫn thiếu. Đấy chính là thói quen “cao su” giờ giấc rất khó bỏ của sinh viên. Việc đến muộn 10’, 15’ hoặc thậm chí cả tiết học với sinh viên hoàn toàn rất bình thường. Hay nhiều bạn còn “tự ý” kéo dài thêm kì nghỉ để được ở nhà thêm vài ngày cùng với bố mẹ. 5. Không tập trung trong giờ học Có lẽ sẽ khá khó để tìm thấy một giảng đường mà 100% các bạn sinh viên đều chăm chú theo dõi và ghi chép bài đầy đủ. Nhiều bạn thường chọn những chỗ ngồi giáo viên ít để ý để… ngủ, hay online bằng laptop, rồi không ghi bài, hoặc đọc giáo trình của những môn học khác… 6. Đến lúc thi… mới học Đây quả thực là một thói quen điển hình ở đa số các bạn sinh viên. Lúc lên lớp hàng ngày hầu như các bạn không hề chú tâm vào bài học, về nhà cũng rất ít khi tự giác ôn bài hoặc làm bài tập… thế nên chỉ đến lúc gần khi sinh viên mới chuẩn bị rất nhiều tài liệu, sách vở để học. Có nhiều bạn chỉ ôn trong 2 hoặc 3 ngày trước ngày thi. Việc nhồi nhét kiến thức trong thời gian gấp như thế chắc chắn sẽ không thể mang lại kết quả cao, đúng không nào? 7. Quên học vì yêu Đây được xem là một trong những điều khá hiển nhiên và thường xuyên bắt gặp. Ở tuổi đại học, chẳng còn ai có thể cấm cản việc bạn quen bạn mới hay yêu. Vì thế khí không biết kiểm soát và tiết chế, một số bạn quên bẵng mất ái quan trọng nhất vào lúc này đó chính là học. Chỉ biết "đâm đầu" vào tình cảm của mình một cách mù quáng, để rồi cuối năm lại phải khất lại mấy môn. Những “tật xấu” này không còn xa lạ gì với sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng. Đó dường như là những thứ “điển hình” thường xuyên được nhắc tới nếu bạn nghĩ đến sinh viên đấy. Hãy cố gắng sửa chữa những thói quen không tốt này nhé, vì nó ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của bạn đấy! Theo TTVN
NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247! Nếu em đang:
Tuyensinh247 giúp em:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Xem thêm tại đây:
Những điều Tân sinh viên cần biết
|
Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?
Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.
Đầu năm học là thời điểm có rất nhiều tân sinh viên nhập học. Đây cũng chính là cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng.
Thông minh không chỉ gói gọn trong việc hiểu biết kiến thức sách vở hay thông thạo một lĩnh vực học thuật nào đó. Vì vậy kể cả khi bạn không cảm thấy mình thông minh, hãy đọc những dấu hiệu dưới đây để thấy rằng bạn có thể thông minh hơn mình nghĩ!