Tăng học phí từ năm học 2022-2023, khối Y Dược tăng 71,3%Nghị định số 81/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2021, mức học phí tới đây sẽ tăng, đặc biệt khối ngành y dược tăng trên 70%. Nghị định số 81/2021/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2021. Theo đó, Nghị định nêu rõ học phí năm học 2021 - 2022 ở các cấp học không thu vượt mức trần khung học phí năm 2020 - 2021. Trong nghị định cũng quy định, học phí bắt đầu tăng từ năm học 2021 - 2022. Như vậy, có thể thấy học phí sẽ bắt đầu tăng năm học 2022-2023. Các tỉnh xem xét, quyết định không thu học phí khi thiên tai, dịch bệnh Nghị định nêu: Khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng do cơ quan có thẩm quyền công bố; tùy theo mức độ và phạm vi thiệt hại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định không thu học phí trong thời hạn nhất định đối với trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông công lập, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông thuộc vùng bị thiên tai, dịch bệnh, vùng xảy ra các sự kiện bất khả kháng. Nghị định này áp dụng đối với trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh (gọi chung là người học) đang học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Về nguyên tắc xác định giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, Nghị định quy định: Giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo được xác định theo các quy định của pháp luật về giá và quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp tương xứng với chất lượng dịch vụ giáo dục, đào tạo nhưng tỷ lệ tăng mức giá dịch vụ không quá 15%/năm. Học phí mầm non, phổ thông xây dựng theo nguyên tắc chia sẻ giữa Nhà nước và người học. Mức học phí cụ thể năm học 2022 - 2023: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy định trên để quyết định khung học phí hoặc mức học phí cụ thể đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập thuộc thẩm quyền và quyết định việc sắp xếp, phân loại các vùng trên địa bàn để cơ sở giáo dục áp dụng mức thu học phí. Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Tối đa bằng 2 lần mức trần học phí quy định nêu trên. Từ năm học 2023 - 2024 trở đi, khung học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm và khả năng chi trả của người dân nhưng không quá 7,5%/năm. Học phí cơ sở đại học: Khối ngành y dược tăng chóng mặt Đối với các cơ sở giáo dục ĐH, Nghị định 81 có chia thành 4 loại hình trường để áp dục học phí đối với sinh viên. Đối với các cơ sở giáo dục ĐH công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên (tự chủ), mức thu năm học 2022 - 2023 cao nhất là 2.450.000đ/sinh viên/tháng ở khối ngành VI (Y dược), mức hiện tại là 1.430.000đ/sinh viên, tăng 71,3%. Đây cũng là khối ngành tăng học phí mạnh nhất trong VII khối ngành đào tạo. Mức thu học phí cụ thể như sau: Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập đảm bảo chi thường xuyên (tự chủ một phần), mức học phí tối đa không quá 2 lần so với mức học phí quy định đối với các trường chưa tự chủ. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư (tự chủ hoàn toàn), mức học phí được xác định tối đa bằng 2,5 lần mức trần đối với các trường chưa tự chủ. Đối với chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục ĐH công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ GD&ĐT quy định hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo chuẩn nước ngoài hoặc tương đương, cơ sở giáo dục ĐH được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội. Mức trần học phí đối với đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của các cơ sở giáo dục ĐH công lập được xác định bằng mức trần học phí đào tạo đại học của cơ sở đó nhân hệ số 1,5 đối với đào tạo thạc sĩ và nhân với hệ số 2,5 với đào tạo tiến sĩ. Mức học phí đối với hình thức vừa học vừa làm, đào tạo từ xa được xác định trên cơ sở chi phí phát sinh thực tế với mức thu không vượt quá 150% mức thu học phí so với hệ đào tạo chính quy tương ứng. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, mức thu học phí như sau: Đây là mức học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa đảm bảo chi thường xuyên. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập đảm bảo chi thường xuyên, mức học phí tối đa không quá 2 lần so với học phí quy định trên. Đối với cơ sở giáo nghề nghiệp công lập đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, được chủ động xây dựng và quyết định mức học phí theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản khác. Theo Tiền Phong DÀNH CHO BẠN – LỘ TRÌNH LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT - ĐGNL - ĐGTD!
Xem ngay lộ trình luyện thi 3 trong 1 tại Tuyensinh247: Luyện thi TN THPT - ĐGNL - ĐGTD ngay trong 1 lộ trình.
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Xem thêm tại đây:
Học phí Đại học Cao đẳng
Thi đại học và thi tốt nghiệp THPT 2022
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |
Danh sách trường công bố thông tin tuyển sinh bao gồm phương án tuyển sinh năm 2025, tổ hợp xét tuyển mới của các trường Đại học được 2K7 và phụ huynh vô cùng quan tâm. Đến ngày 21/1 đã có 62trường công bố phương thức tuyển sinh 2025. Xem chi tiết thông tin các trường phía dưới để có định hướng học tập cho thời gian tới.
Thông tin tuyển sinh 2025 Đại học Đồng Tháp (DThU) vừa được công bố với nhiều thông tin mới. Trường Đại học Đồng Tháp (DThU) dự kiến tuyển sinh 5.500 chỉ tiêu qua 5 phương thức, với nhiều tổ hợp mới và các ngành đào tạo mới
Thông tin tuyển sinh năm 2025 ĐH Thăng Long (TLU) cho biết Trường dự kiến tuyển sinh 3.000 chỉ tiêu qua 5 phương thức xét tuyển. Ngoài ra, Trường ĐH Thăng Long sử dụng các môn thi mới như Tin học, Công nghệ để xét tuyển năm 2025
Từ ngày 20/1 đến ngày 20/2 thí sinh bắt đầu đăng ký thi đánh giá năng lực (V-ACT) của Đại học Quốc gia TPHCM năm 2025 đợt 1. Xem ngay video hướng dẫn cách đăng kí thi đánh giá năng lực 2025 do Tuyensinh247 thực hiện dưới đây.