Tăng thêm nguyện vọng, sửa thông tin: Thí sinh nơi giãn cách làm thế nào?

Theo quy định của Bộ GD, những thí sinh muốn tăng số lượng nguyện vọng so với ban đầu và những thí sinh muốn sửa thông tin về đối tượng hoặc khu vực ưu tiên phải đến điểm thu nhận hồ sơ để thay đổi, đối với những thí sinh thuộc khu vực giãn cách xã hội thì phải làm thế nào?

Mới đây nhất, ngày 20/8, Bộ GD-ĐT có công văn tiếp tục triển khai công tác tuyển sinh. Theo đó, Bộ chỉ đạo các điểm tiếp nhận hồ sơ sử dụng tài khoản và mật khẩu, truy cập vào hệ thống cập nhật thông tin sửa sai về ưu tiên đối tượng, khu vực theo đề nghị của thí sinh, bổ sung số lượng nguyện vọng tăng thêm so với số lượng đã đăng ký ban đầu... Việc điều chỉnh trực tiếp này được kéo dài từ 29/8 đến 17 giờ ngày 7/9.

Thế nhưng hiện nay, một số địa phương có nhiều số lượng thí sinh như: TP.HCM, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai... đang thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt, "ai ở đâu thì ở đó", thí sinh khó có thể ra đường để đến điểm tiếp nhận hồ sơ làm thủ tục điều chỉnh tăng thêm nguyện vọng xét tuyển hoặc điều chỉnh sai sót khu vực/đối tượng ưu tiên. 

Nên điu chnh thế nào? 

Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết: "TP.HCM đang thực hiện nghiêm ngặt giãn cách xã hội, nên việc thí sinh đến trực tiếp nơi thu nhận hồ sơ để điều chỉnh là tình huống bất khả thi. Giả sử TP.HCM cần lập 100 điểm nhận hồ sơ điều chỉnh trực tiếp, lúc đó, sẽ phải huy động từ 100 - 200 thầy cô giáo, đăng ký xin giấy đi đường để đến trường ngày 29/8 và xin giấy đi đường để về nhà ngày 5/9. Các thầy cô này phải thực hiện “3 tại chỗ” suốt từ 29/8 - 5/9. Bên cạnh đó, thí sinh nào cần đăng ký thêm nguyện vọng hoặc cần điều chỉnh thông tin tuyển sinh cá nhân thì cũng phải... đăng ký xin giấy đi đường. Nhưng trước đó Bộ GD-ĐT phải thống nhất với chính quyền địa phương, rằng việc đăng ký thêm nguyện vọng xét tuyển này cần được bổ sung vào danh mục công việc rất thiết yếu để được cấp giấy đi đường". 

Tiến sĩ Nghĩa nêu thêm phương án tiếp theo là có thể quân đội, công an sẽ... hộ tống các thí sinh đến các điểm nhận hồ sơ đăng ký thêm nguyện vọng và đưa về nhà.

"Tuy nhiên, một giải pháp đơn giản hơn là Bộ GD-ĐT chỉnh sửa phần mềm để cho thí sinh đăng ký thêm nguyện vọng bằng hình thức trực tuyến rồi thu lệ phí sau, hoặc thậm chí miễn luôn lệ phí đăng ký này cho thí sinh", tiến sĩ Nghĩa đề xuất. 

Thạc sĩ Nguyễn Anh Vũ, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh và phát triển thương hiệu, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cũng cho rằng Bộ GD-ĐT nên để thí sinh thao tác tất cả những thay đổi này trên hệ thống và không thu phí đối với thí sinh tăng nguyện vọng, coi như hỗ trợ thí sinh trong mùa dịch.

"Còn việc thay đổi đối tượng, khu vực ưu tiên thì cũng để thí sinh tự điều chỉnh kèm theo thao tác gửi file scan giấy tờ minh chứng qua email cho điểm thu nhận hồ sơ. Sau này khi nhập học, thí sinh còn phải xuất trình bản chính để trường ĐH hậu kiểm", ông Vũ nói.

Tuy nhiên, tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân lại khẳng định không được để thí sinh tự điều chỉnh đối tượng, khu vực ưu tiên tại nhà.

"Lý do là chỉ cần một số em khai gian là ảnh hưởng trực tiếp tới cả một hệ thống xét tuyển lúc đó. Chỉ cần một thí sinh được cộng thêm 0,25 điểm thôi, là kết quả xét tuyển của hàng chục ngàn thí sinh sẽ thay đổi. Cộng thêm 0,5 hay 1 điểm thì còn nguy hiểm hơn nữa vì ảnh hưởng tới rất nhiều thí sinh. Đợi hậu kiểm thì hậu quả đã xảy ra rồi", tiến sĩ Hải lý giải.

Theo tiến sĩ Hải, ở những địa phương giãn cách xã hội mềm, cần tạo điều kiện cho các em mang giấy tờ đến điểm thu nhận hồ sơ để điều chỉnh, có cán bộ kiểm tra ngay tại chỗ sẽ chính xác và không xảy ra sai sót.

"Còn đối với các địa phương giãn cách cứng như TP.HCM, Đà Nẵng hay một số địa phương dịch đang căng thẳng, thay vì yêu cầu thí sinh đến trực tiếp, Sở GD-ĐT nên công bố thông tin email của nơi thu nhận hồ sơ để thí sinh gửi bản scan phiếu điều chỉnh và các giấy tờ minh chứng, cán bộ sẽ rà soát lại và giúp thí sinh điều chỉnh trên hệ thống, đảm bảo không bị sai sót. Còn về lệ phí thêm nguyện vọng xét tuyển thì không phải là vấn đề quan trọng trong thời điểm này", ông Hải nói.

Video hướng dẫn điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến 2021 - Chi tiết


Trước tình huống này, trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho biết ngày 29/8, Vụ đã có hướng dẫn gửi các Sở GD-ĐT. Vụ cho biết theo kế hoạch tuyển sinh năm 2021, từ ngày 29/8 đến 5/9, hệ thống sẽ mở để thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển chính thức. Tuy nhiên ngày 29/8 lại vào đúng ngày nghỉ và một số địa phương đang phải thực hiện giãn cách xã hội. Vụ Giáo dục đại học đề nghị các sở GD-ĐT lưu ý các điểm tiếp nhận, bố trí người trực để hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho thí sinh, đồng thời tiếp nhận và cập nhật các thông tin (tăng thêm nguyện vọng xét tuyển, điều chỉnh khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên) thay đổi (nếu có) của thí sinh lên hệ thống.

Theo lãnh đạo Vụ Giáo dục đại học, việc chỉnh sửa phần mềm trên hệ thống bằng cách cho thí sinh đăng ký thêm nguyện vọng là rất khó vì phụ thuộc vào nhiều bên liên quan và cả hệ thống. Việc này không thể thay đổi trong một vài ngày được. 

Về phương án để tạo điều kiện cho thí sinh ở khu vực giãn cách xã hội, không thể trực tiếp đến điểm tiếp nhận, lãnh đạo Vụ cho biết các Sở GD-ĐT sẽ chủ động trong phạm vi và quyền hạn của mình trên cơ sở tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh. Chẳng hạn thí sinh chuyển khoản lệ phí nguyện vọng tăng thêm cho thầy cô, cho người phụ trách để đăng ký và người phụ trách xác nhận nguyện vọng cho thí sinh. Đây chỉ là một ví dụ và các sở GD-ĐT sẽ tự đưa ra phương án giải quyết của mình.

"Nếu thí sinh không đến được điểm tiếp nhận vì giãn cách xã hội mà liên hệ bằng nhiều hình thức liên lạc khác, cần phải tin tưởng nhau mới có thể thực hiện được. Nếu không thì rất khó để tạo điều kiện cho thí sinh", vị lãnh đạo cho biết. 

Cũng theo đại diện Vụ Giáo dục đại học, liên quan đến việc điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển này, hiện nay còn có một số ý kiến đề nghị miễn lệ phí các nguyện vọng tăng thêm cho thí sinh ở các khu vực giãn cách. Vấn đề này cũng thuộc quyền chủ động của các sở GD-ĐT.

Theo Báo Thanh Niên

 

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

  • Danh sách trường Đại học tại Việt Nam - Phân chia theo vùng miền

    Danh sách trường Đại học tại Hà Nội, HCM, miền Bắc, miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên, các trường công an, Quân đội được phân chia theo khu vực giúp học sinh tìm hiểu thông tin dễ dàng hơn.

  • Đại học Sài Gòn công bố thông tin tuyển sinh 2024

    Chiều 27/3, Trường Đại học Sài Gòn công bố thông tin tuyển sinh năm 2024. Theo đó, trường dự kiến tuyển 5.305 chỉ tiêu cho 45 ngành đào tạo đại học chính quy năm 2024.

  • Đề án tuyển sinh Đại học Đông Đô năm 2024

    Trường Đại học Đông Đô công bố Đề án tuyển sinh Đại học năm 2024. Theo đó, trường dành 73% chỉ tiêu tuyển sinh xét tuyển dựa trên kết quả học tập cấp THPT (học bạ).

  • Đề án tuyển sinh Đại học Quảng Nam năm 2024

    Trường Đại học Quảng Nam công bố đề án tuyển sinh đại học năm 2024. Đối với các ngành ngoài sư phạm và ngành Giáo dục Mầm non, Trường thực hiện đồng thời 08 phương thức xét tuyển như sau: Xét điểm thi THPT, Xét điểm học bạ, Xét kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM,...