Thông tin kỳ thi đánh giá đầu vào Đại học Sài Gòn 2024

Trường Đại học Sài Gòn công bố thông tin về kỳ thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính năm 2024 cụ thể như sau:

THÔNG TIN VỀ KỲ THI ĐÁNH GIÁ ĐẦU VÀO ĐẠI HỌC TRÊN MÁY TÍNH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN NĂM 2024

(Trích Đề án tổ chức thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tínhcủa Trường Đại học Sài Gòn năm 2024)

1. Mục tiêu

Tổ chức kỳ thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính nhằm xác định người học đáp ứng yêu cầu học đại học phục vụ công tác tuyển sinh theo từng ngành, lĩnh vực. Kỳ thi đánh giá người học phục vụ tuyển sinh đầu vào đại học trên máy tính là kỳ thi độc lập.

- Tuyển được người học có phẩm chất, năng lực học tập đáp ứng được yêu cầu đào tạo theo từng trình độ và có khả năng hoàn thành tốt các chương trình đào tạo.

- Tạo thuận lợi cho thí sinh, giảm áp lực thi và giảm chi phí cho việc tổ chức thi tuyển.

- Phù hợp với xu thế hội nhập và các yêu cầu đào tạo tiên tiến trên thế giới.

2. Nội dung bài thi

2.1 Bài thi có một số đặc trưng sau

Bám sát chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, có tính phân loại cao: Bài thi thiết kế theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình GDPT hiện hành. Tỉ trọng các đơn vị kiến thức phù hợp để phân loại, xếp hạng trong việc lựa chọn các nhóm học sinh đủ năng lực ứng tuyển vào trường đại học theo từng ngành, nhóm ngành. Điều này đáp ứng với đại đa số học sinh phổ thông, đồng thời phù hợp với yêu cầu tuyển sinh của trường.

Ngân hàng câu hỏi thi (NHCHT) được xây dựng theo quy trình khoa học, hiện đại, số lượng câu hỏi lớn đảm bảo khách quan và công bằng trong việc kiểm tra, đánh giá.

Ngoài ra, NHCHT chuẩn hóa còn cho phép so sánh, đối chiếu và theo dõi năng lực học sinh theo các đối tượng học sinh, các năm thi tuyển,...

Kết quả bài thi cho phép báo cáo kết quả chẩn đoán từng cá nhân, cung cấp chi tiết điểm mạnh, điểm yếu của thí sinh để hỗ trợ chọn khóa học, lớp học phù hợp với từng nhóm thí sinh.

Dễ dàng và hiệu quả trong việc tổ chức triển khai: Hình thức chủ yếu tổ chức thi trên máy tính. Ngoài ưu điểm là khách quan, công bằng thì phương thức này rất tiện lợi trong khâu tổ chức thi và công bố kết quả, linh hoạt về thời gian tổ chức thi. Trong trường hợp đơn vị chưa đáp ứng cơ sở vật chất thi trên máy thì có thể triển khai thi trên giấy.

2.2 Nội dung, hình thức và thời gian thi

- Nội dung thi: Nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12 (khoảng 90% kiến thức thuộc chương trình lớp 12; khoảng 10% kiến thức thuộc chương trình lớp 10 và lớp 11).

- Môn thi: Tổ chức thi 07 môn thi độc lập, gồm: Toán, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí.

- Hình thức thi: Thi trắc nghiệm khách quan theo từng môn thi độc lập trên máy tính hoặc trên giấy.

- Thời gian làm bài: Môn Toán 90 phút; các môn Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, mỗi môn thi 60 phút.

- Các dạng câu hỏi trong đề thi: Mỗi đề thi có 03 dạng câu hỏi sau:

+ Dạng 1: Câu trắc nghiệm Đúng/Sai.

+ Dạng 2: Câu trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi (Ghép hợp).

+ Dạng 3: Câu trắc nghiệm Trả lời ngắn.

* Đặc điểm câu trắc nghiệm Đúng/Sai:

Câu trắc nghiệm lựa chọn Đúng/Sai thường có định dạng ngoài phần để hỏi, loại câu hỏi này gồm ba cột, một cột là danh sách những câu hỏi và hai cột còn lại là các ô trống để thí sinh dựa vào hiểu biết của mình đưa ra quyết định chọn Đúng hoặc Sai.

Mỗi câu hỏi loại này thường xây dựng 4 – 5 phương án lựa chọn Đúng/Sai.

* Đặc điểm câu hỏi trắc nghiệm Ghép hợp:

Là câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn, ngoài phần để hỏi-phần dẫn, loại câu hỏi này gồm hai cột, một cột là danh sách những câu/ý hỏi và một cột là danh sách các câu trả lời.

Dựa trên một hệ thức tiêu chuẩn nào đó định trước, thí sinh tìm cách ghép những câu hỏi của cột này với các câu trả lời ở cột còn lại sao cho phù hợp. Số câu trong hai cột có thể bằng nhau hoặc khác nhau.

Phần để hỏi thường được đặt ở cột bên trái, đánh thứ tự câu/ý hỏi bằng chữ số (1, 2, 3...); phần trả lời được đặt ở cột bên phải, đánh thứ tự bằng chữ cái latin (A, B, C,...). Để đảm bảo độ giá trị của câu hỏi và giảm thiểu khả năng đoán mò của thí sinh, số lượng lựa chọn ở cột bên phải thường được thiết kế nhiều hơn, số lượng các câu hỏi ở cột bên trái.

* Đặc điểm câu hỏi trắc nghiệm Trả lời ngắn

Với câu trắc nghiệm trả lời ngắn, thí sinh được yêu cầu tìm tòi ra câu trả lời của mình, thay vì lựa chọn câu trả lời từ các phương án cho sẵn. Câu trả lời có thể là một từ, một con số, một biểu tượng hoặc một cụm từ, hay cũng có thể là một câu trả lời đơn giản.

Loại câu trắc nghiệm này thường được sử dụng để kiểm tra việc ghi nhớ thông tin, sự kiện quan trọng hoặc những kiến thức, khái niệm cơ bản; kiểm tra kỹ năng thực hiện một nhiệm vụ; kiểm tra năng lực tư duy, suy luận logic; kiểm tra khả năng áp dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan.

2.3 Cấu trúc môn thi

3. Sử dụng kết quả thi

Các ngành, nhóm ngành, chương trình đào tạo sử dụng kết quả thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính:

4. Thời gian và địa điểm thi

- Thời gian nhận đăng ký thi: Dự kiến tháng 3 và tháng 4 năm 2024.

- Thời gian thi: Nhà trường dự kiến tổ chức 02 đợt thi trong tháng 4, tháng 5 năm 2024

- Địa điểm thi: Trường Đại học Sài Gòn, 273 An Dương Vương, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh.

5. Một số lưu ý đối với thí sinh dự thi

Nội dung thi bám sát chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, thí sinh không cần ôn tập hay luyện thi thêm bất cứ nội dung gì, thí sinh chỉ cần sử dụng đúng các nội dung mình đã học tại trường THPT để tham gia thi.

Thí sinh được thi nhiều môn và tham gia nhiều đợt thi, được sử dụng tổ hợp môn, kết quả của lần thi có điểm cao nhất để đăng ký xét tuyển, cách thức sử dụng kết quả thi này giúp thí sinh có thể lựa chọn thời gian thi thoải mái nhất, thoát khỏi áp lực của một kỳ thi quan trọng duy nhất trong năm.

Kết quả bài thi cho phép báo cáo kết quả chẩn đoán từng cá nhân, cung cấp chi tiết điểm mạnh, điểm yếu của thí sinh để thí sinh có kế hoạch ôn tập, cải thiện thành tích ở những đợt thi tiếp theo hoặc các kỳ thi khác như thi học kỳ, thi tốt nghiệp; kỳ thi không phải là đích đến cuối cùng của quá trình học tập, mà chỉ là công cụ đánh giá giúp cải thiện quá trình học tập. Với định dạng tương tự như kỳ thi tốt nghiệp THPT, thí sinh có thể coi đây như 1 lần thi thử, đánh giá lại năng lực học tập của mình cũng như làm quen với kỳ thi tốt nghiệp THPT. 

Theo TTHN