Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển phải xác định tổ hợp các môn thi ĐH, CĐ “tương ứng với khối thi đã thực hiện như những năm vừa qua”.
Tổ hợp các môn thi ĐH, CĐ 2015 phải tương ứng với khối thi trước đây
Theo công văn mà Bộ GD-ĐT yêu cầu, các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển phải xác định tổ hợp các môn thi ĐH, CĐ “tương ứng với khối thi đã thực hiện như những năm vừa qua”.
Điều đó có nghĩa vẫn duy trì các môn trong khối thi truyền thống A, B, C, D bên cạnh tổ hợp các môn xét tuyển khác. Lý do nào dẫn đến sự thay đổi trở lại này khi theo phương án kỳ thi quốc gia Bộ GD-ĐT mới công bố thì đã không còn khối thi truyền thống?
PGS.TS Trần Văn Nghĩa - phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) - cho biết: Năm 2015 là năm đầu tiên triển khai một kỳ thi quốc gia vừa để công nhận tốt nghiệp THPT vừa làm căn cứ để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.
Kỳ thi THPT quốc gia vừa để công nhận tốt nghiệp THPT vừa làm căn cứ để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.
Thực tế, lâu nay để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ, học sinh đã chuẩn bị ôn thi theo các khối thi ngay từ khi bước chân vào THPT, nghĩa là thí sinh thi năm 2015 đã ôn luyện theo khối thi từ ba năm trước rồi.
Việc đổi mới thi cử nói chung, việc xác định môn thi dùng để xét tuyển nói riêng ngoài mục tiêu tạo điều kiện để các trường lựa chọn được phương án xét tuyển phù hợp với yêu cầu của ngành đào tạo, còn phải bảo đảm không gây khó khăn cho thí sinh đã ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi.
Do đó để không gây hoang mang, lo lắng cho thí sinh, bộ quyết định các trường vẫn phải duy trì các tổ hợp môn theo khối thi truyền thống để xét tuyển.
Bên cạnh các khối thi truyền thống này, các trường có thể bổ sung tổ hợp các môn thi khác theo nguyên tắc quy định để tuyển chọn thí sinh phù hợp hơn với ngành nghề đào tạo.
Ông Nghĩa cũng cho biết thêm: "Có thể hiểu như một ngành trước đây có thể tuyển sinh nhiều khối thi A, A1, D1. Những yêu cầu này đã được thể hiện trong công văn chính thức Bộ GD-ĐT vừa gửi đến các trường ĐH, CĐ”.
Một số nguyên tắc chung trong xác định môn thi của các trường ĐH, CĐ
Với sinh viên các ngành đặc thù, bên cạnh thế mạnh về năng khiếu rất cần có kiến thức văn hóa cơ bản để phát triển lĩnh vực chuyên môn, đảm bảo sự thành công cho hoạt động nghề nghiệp về sau. Do đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu ở ngành năng khiếu, các trường phải sử dụng kết quả thi của ít nhất một môn văn hóa kết hợp với kết quả các môn thi năng khiếu để xét tuyển.
Với các ngành khác, trường ĐH, CĐ phải sử dụng tối thiểu ba môn thi để xét tuyển, đảm bảo đủ cơ sở để đánh giá năng lực của thí sinh, trong đó bắt buộc phải có môn toán hoặc ngữ văn để đánh giá khả năng tư duy và sự nhận biết tổng quát của thí sinh.
Theo Tuoitre.vn
Vào khoảng trung tuần tháng 3, thí sinh phải xác định dự thi ĐH, CĐ hay chỉ đăng ký dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
(Tuyensinh247.com) Tổng hợp toàn bộ các câu hỏi phố biến của thí sinh tự do, học sinh trượt đại học các năm trước về việc tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2015 cũng như xét tuyển vào các trường đại học.
Lịch nghỉ tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 của các trường Đại học đã và đang được công bố đến sinh viên. Dưới đây là lịch nghỉ tết âm lịch 2025 dành cho sinh viên của các trường Đại học phía Bắc và phía Nam.
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội phát hành cuốn \"Cẩm nang thi đánh giá tư duy TSA\" nhằm giúp 2K7 hiểu rõ hơn về cấu trúc và nội dung của Bài thi TSA, làm quen với các dạng câu hỏi, hướng dẫn ôn tập, phương pháp làm bài, đề thi minh họa. Xem chi tiết cẩm nang TSA 2025 phía dưới.
Năm 2025, trường tuyển sinh đào tạo 34 ngành với nhiều thay đổi trong tổ hợp xét tuyển và thêm tổ hợp môn mới. Xem chi tiết danh sách ngành, mã ngành tổ hợp xét tuyển của trường năm 2025 phía dưới.