Tốt nghiệp loại giỏi, thất nghiệp làm \"ôsin\"

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế khó khăn, ra trường với tấm bằng cử nhân loại giỏi nhưng nhiều bạn trẻ vẫn không thể tìm cho mình được 1 công việc phù hợp, bất đắc dĩ phải đi làm thuê để trang trải cuộc sống.

Cử nhân gia nhập đội ngũ ôsin

Ra trường vào đúng giai đoạn nền kinh tế đất nước cũng như thế giới gặp muôn vàn khó khăn, nhiều cử nhân loay hoay mãi chưa tìm được việc làm, hoặc nếu có cũng chỉ là tạm bợ. Chính vì vậy, không ít người nghĩ tới việc đi làm nghề giúp việc. Thanh, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi của một trường ĐH tại TP.HCM rất quyết tâm chọn ôsin là con đường kiếm tiền tạm thời của mình.

Thanh ghi đầy đủ thông tin trên một trang mạng tuyển dụng. Ở mục “Người tham khảo”, Thanh thậm chí còn ghi tên và số điện thoại của… bố. Thanh không phải trường hợp cử nhân hiếm hoi đăng tuyển làm nghề này. Chỉ riêng trên trang Vieclam24h, đã có hàng chục ứng viên 9X vừa tốt nghiệp đại học, cao đẳng hoặc sắp tốt nghiệp công khai danh tính để mong kiếm được một công việc chỉ đơn giản là giúp việc nhà.

Khó khăn trong công việc, nhiều cử nhân sẵn sàng làm công việc ôsin.

Xuân Duyên, sinh năm 1990 cũng bày tỏ mong muốn trở thành người giúp việc gia đình. Không giới thiệu nhiều về bản thân nhưng ứng cử viên này cũng nhận được sự chú ý khi là cử nhân của một trường đại học về tài chính. Dù đã có công việc nhưng Nguyễn Thị Huyền, cử nhân sinh năm 90 vẫn muốn tranh thủ thời gian kiếm thêm tiền.

Cô viết: “Hiện nay mình đang là kế toán mới đi làm được 1 năm, thời gian đi làm 8h/ngày. Mình được nghỉ thứ 7 và chủ nhật và các tối trong ngày, thời gian rảnh mình muốn đi làm thêm. Do thời gian làm cố định, mình muốn tìm việc làm vào buổi tối tất cả các ngày trong tuần hoặc 2 ngày cuối tuần. Mình đang muốn tìm việc bán thời gian như dọn dẹp phòng ở khách sạn, nhà nghỉ, nhà Việt kiều hoặc khách nước ngoài (mình có thể giao tiếp tiếng Anh tốt). Hoặc làm việc làm liên quan đến trẻ con như trông trẻ, dạy trẻ học... (mình rất yêu trẻ con). Đặc biệt, mình nấu ăn rất ngon và rất thích được nấu ăn. Trong thời gian mình là sinh viên mình đã làm những việc này rồi nên cũng có kinh nghiệm”.

Có thể thấy, đội ngũ trí thức trẻ 9X muốn làm nghề ôsin khá đông đảo. Đặc điểm chung của đội ngũ này là muốn làm việc bán thời gian, làm ngoài giờ hành chính để có thời gian tìm kiếm hoặc tập trung vào công việc đúng ngành nghề của mình.

Bên cạnh đó, đội ngũ trí thức trẻ có vốn ngoại ngữ khá tốt, từ tiếng Anh tới tiếng Hàn Quốc nên rất nhiều người bày tỏ mong muốn được làm giúp việccho người nước ngoài với mức lương hậu hĩnh hơn.

Không xấu hổ

Khi được hỏi tại sao chọn nghề ôsin, Thanh chia sẻ: “Bây giờ kiếm được công việc tốt khó lắm. Thôi thì lấy ngắn nuôi dài. Trong lúc chờ tìm được vị trí phù hợp với chuyên môn của mình, em phải tìm cách tự nuôi sống bản thân. Không thể ăn bám bố mẹ mãi được”.

“Em nghe báo chí phản ánh nghề ôsin bây giờ khá nóng. Cầu nhiều mà cung thì ít nên em đánh liều thử xem sao. Dẫu sao cũng tự nuôi được bản thân” – Thanh nói thêm. Thanh cũng cho rằng ban đầu mình khá ngại khi đi làm ôsin sau bao năm vất vả ăn học nhưng về sau cô không lăn tăn nữa vì: “Ôsin cũng là một nghề lương thiện. Em kiếm tiền từ sức lao động của mình cơ mà. Có gì đâu mà không ngẩng mặt lên nhìn người khác được”.

Hiện tại, có khá nhiều tân cử nhân đồng quan điểm với Thanh. Chính vì vậy, trong phần người tham khảo, họ thoải mái ghi tên bạn bè, thân thiết, thậm chí bố mẹ như Hạnh vì đơn giản với họ đi làm ôsin không còn phải lén lút, giấu giếm nữa. Mặc dù “hy sinh” đi làm ôsin nhưng mức lương mà các cử nhân đưa ra không hề “chảnh”. Mức giá chung là khoảng 3 triệu đồng/tháng. Nếu làm bán thời gian, mức lương thậm chí có thể rớt xuống 1 triệu đồng/tháng.

Còn đối với những người giỏi ngoại ngữ và muốn làm việc cho người nước ngoài thì mức lương mà các cử nhân đưa ra cũng chỉ dao động từ 3-5 triệu đồng/tháng. Một con số khá dễ chịu trong bối cảnh nhiều ôsin “làm giá” trong thời điểm sau Tết như hiện nay.

Tuy nhiên, nghề giúp việc lại không dễ dàng như người ta tưởng. Mặc dù, nhu cầu của các hộ gia đình vẫn rất cao nhưng họ lại không dám tin tưởng vào các ứng cử viên tự giới thiệu mình trên mạng.

Chị Thu Hà (Hàng Bông, Hà Nội) ngao ngán: "Bây giờ có rất nhiều vụ người giúp việc hại gia chủ lấy tiền. Tôi đang khốn khổ vì ôsin bỏ việc sau Tết nhưng vẫn không dám thuê trên mạng dù có nhiều em cử nhân tỏ ra rất giỏi giang, hiền lành và chăm chỉ. Tôi chỉ dám nhờ người quen giới thiệu. Trong lúc thiếu , tôi đành nhờ bà ngoại lên trông nom nhà cửa và chăm sóc cháu". Chính vì vậy, những người như Huyền hay Thanh cũng không dễ dàng gì  trở thành ôsin dù chấp nhận mức lương khá bèo bọt so với kỳ vọng của một cử nhân.

Theo VTC

NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!

Nếu em đang: 

  • Mong muốn bứt phá điểm số học tập nhanh chóng
  • Tìm kiếm một lộ trình học tập để luyện thi: TN THPT, ĐGNL, ĐGTD, Vào lớp 10
  • Được học tập với Top giáo viên hàng đầu cả nước

Tuyensinh247 giúp em: 

  • Đạt mục tiêu điểm số chỉ sau 3 tháng học tập với Top giáo viên giỏi
  • Học tập với chi phí tiết kiệm, đầy đủ theo ba đầu sách
  • Luyện thi bám sát cấu trúc từng kì thi theo định hướng của BGD&ĐT

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY



  • Sinh viên mất nhiều cơ hội việc làm vì coi nhẹ kỹ năng

    Có không ít sinh viên học rất giỏi nhưng ra trường không làm được việc, trong khi nhiều bạn chỉ học trung bình hoặc khá lại làm việc rất hiệu quả, thành công. Một điểm mấu chốt là kỹ năng, yếu tố mà vẫn bị sinh viên coi nhẹ.

  • Việc làm thêm Tết 2013: Sinh viên đổ xô đi giúp việc, trông nhà

    Dịp Tết năm nay, rất nhiều sinh viên chuyển hướng tìm những việc như giúp việc nhà, trông nhà… để kiếm tiền trong những ngày nghỉ. Không chỉ vì việc thời vụ thông thường khó kiếm hơn mọi năm mà còn do những việc “tại gia” giúp họ có thu nhập tốt hơn.

  • Tư vấn tuyển sinh: Chọn ngành học dễ kiếm việc làm?

    Chọn ngành học thế nào để dễ kiếm việc làm? Đây là băn khoăn của không ít bạn khi đang loay hoay chọn ngành, chọn trường trong kì thi tuyển sinh ĐH 2013 sắp tới. Hãy cùng nghe chúng tớ một số gợi ý của chúng tớ để giải quyết những lo lắng này nhé!

  • Chọn Đại học hay trường nghề?

    Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?

  • Kiếm 7 học bổng, chàng trai Đà Nẵng du học khắp Á Âu

    Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.