Trả giá vì \"ở ghép\"

Đời sống khó khăn, sinh viên trọ học thường chọn giải pháp tìm người ở ghép để giảm chi phí. Tuy nhiên, không ít bạn đã phải trả giá khi chấp nhận ở chung với người chưa từng quen biết.

>> Sinh viên "điêu đứng" trước cơn bão tăng giá nhà trọ

>> Nhà trọ sinh viên và những quy định lạ đời

>> Tân sinh viên và "tấm lưới" cò nhà trọ

>> Lật tẩy cò nhà trọ

>> Cuộc chiến tìm nhà trọ của tân sinh viên

>> Kinh nghiệm tìm nhà trọ

“Bão giá” rần rần khiến các sinh viên cũng vội vàng tìm cho mình những phương án để chống chọi. Bạn thì tiết kiệm tiền shopping, bạn thì xin chuyển vào ký túc xá, có bạn lại chuyển sang ở trọ “ghép” với các sinh viên khác để đỡ tốn tiền. Tuy nhiên, không ít các bạn sinh viên phải than ngắn thở dài vì những rắc rối khi ở ghép cùng người lạ.

Bạn Thu Hiền (sinh viên năm 3 ĐH Kinh tế quốc dân) từng tá hỏa khi phát hiện ra các bạn trong lớp cứ thì thầm sau lưng mình điều gì đó. Hỏi rõ ngọn ngành từ một người bạn khá thân, Hiền mới ngã ngửa khi chính K - cô bạn mới cùng phòng trọ là người tung tin đồn xấu. Cô sinh viên bức xúc chia sẻ: “Mình vốn hòa đồng và cởi mở, cũng khá tin người nên khi K muốn ở ghép mình cũng ok luôn. Ngờ đâu lên lớp mới biết K toàn đi kể xấu mình, khi thi nói mình hay ngồi lê đôi mách, khi lại bảo mình lười biếng không chịu dọn phòng. Hic. Ở ghép thật khó chịu khi chẳng hợp tính nhau".

Không chỉ dừng lại nói xấu trên lớp, có bạn còn bị tình yêu say goodbye khi chàng trai cùng phòng trọ thêm bớt điều tiếng xấu. Huy Khánh (sinh viên ĐH Hà Nội) ngán ngẩm chia sẻ: “Số là để cho tiết kiệm nên mình ở ghép với một bạn nam tên T. Ai ngờ hắn cũng tăm tia cô bạn gái mình, vậy là hắn hồn nhiên thêu dệt cảnh mình em này em nọ dẫn về phòng trọ. Người yêu mình ghen nên chia tay luôn. Bực lắm mà không sao giải thích được".

Sinh viên ở trọ phải làm quen "ma mới" là điều thường thấy. Ảnh Thanh Niên

Nhưng đó mới chỉ là rắc sối bước đầu với "bạn cùng phòng". Còn muôn ngàn nỗi khổ mà các teen không biết ngỏ cùng ai. Không ít các bạn sinh viên không chịu nổi nhiệt khi đồ đạc, tiền bạc của mình cứ không cánh mà bay kể từ khi đưa người về ở ghép. Bạn Khánh Hòa (sinh viên trường Kinh doanh Công nghệ) than thở: “Giá phòng trọ cứ tăng dần nên mình phải tìm 1 bạn để ở ghép. Cũng chưa kịp tìm hiểu kỹ về bạn ý nhưng 1 –-2 tuần đầu bọn mình sinh hoạt rất ok. Chỉ sang cuối tuần thứ 3, mình về quê lên thì thấy laptop, ví tiền và một vài bộ quần áo khá đắt tiền biến mất. Muốn xỉu luôn vậy đó!”.

Không bi đát như Khánh Hòa, bạn Bảo Kiên (sinh viên Học Viện Ngân Hàng) cũng thót tim khi chứng kiến sự ngang nhiên của cậu bạn “ở ghép”: “Mình quá bất ngờ khi thấy tiền trong ví bỗng dưng biến mất dần dần. Con trai mà, đi học về thường quẳng cái jean lên giường luôn. Vài lần đâu hình như chỉ 50K thôi nên mình chưa để ý lắm, nhưng sau tằng dần lên 100K rồi 200K. Mình sợ quá, đổi chỗ ngay".

Không ít bạn dính bẫy lừa đảo khi tin vào những tờ rơi "mời" ở ghép như thế này.

Bên cạnh đó, lợi dụng tâm lý sinh viên đang cần tìm người ở ghép để giảm chi phí thuê trọ, không ít những mánh khóe lừa đảo đã được ra lò. Bạn Đào Dung (sinh viên trường Học Viện Tài Chính) mừng như vớ được vàng khi đang lang thang thì tìm được căn nhà trọ thoáng mát, đầy đủ tiện nghi mà giá chỉ 500K mỗi tháng (do ở ghép với 3 bạn). Vậy là Dung hồ hởi liên hệ và nộp 1 triệu tiền đặt cọc cho một bạn đã đang trọ ở phòng đó. 3 ngày sau, cô bạn hào hứng tay xách nách mang đồ tới phòng trọ, lúc ý mới vỡ lẽ là đã bị lừa.

Dung tâm sự: “Hóa ra cô bạn kia chỉ còn 2 ngày nữa là bị đuổi khỏi phòng trọ đó, vậy mà mình không hề biết cứ đưa 1 triệu cho bạn ý, hic. Tới nơi gặp bác chủ nhà, bác ý nói vậy mà choáng váng quá. Bác ý còn bảo người bạn kia tính khí hay táy mắt ăn cắp vặt nên bác mới đuổi đi không cho ở nữa cơ".

Đối phó với bão giá cũng có muôn vàn cách, nhưng nếu các teen chọn phương án ở ghép này thì nhớ cẩn thận nhé. Các ấy hãy nghiên cứu thật kỹ về địa điểm phòng trọ, chủ nhà và quan trọng nhất vẫn là người bạn cùng phòng của bạn. Hãy cố gắng tìm những người bạn thân quen, biết rõ ràng về họ để ở cùng. Trường hợp buộc phải ở chung với người lạ, hãy tìm hiểu thật kỹ về họ trước khi quyết định ở cùng, đánh giá một cách khách quan nhé. Hạn chế giao tài sản, tiền bạc cho những người bạn quen chưa được bao lâu. Tiền bạc, đồ dùng quý giá cũng cần cẩn trọng, để tủ và khóa lại đàng hoàng.

Tìm một người bạn cùng phòng đàng hoàng đôi khi thật khó. Teen cần nhiều sự tỉnh táo bên cạnh sự chân thành, bạn nhé!

Linh Mây

 

NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!

Nếu em đang: 

  • Mong muốn bứt phá điểm số học tập nhanh chóng
  • Tìm kiếm một lộ trình học tập để luyện thi: TN THPT, ĐGNL, ĐGTD, Vào lớp 10
  • Được học tập với Top giáo viên hàng đầu cả nước

Tuyensinh247 giúp em: 

  • Đạt mục tiêu điểm số chỉ sau 3 tháng học tập với Top giáo viên giỏi
  • Học tập với chi phí tiết kiệm, đầy đủ theo ba đầu sách
  • Luyện thi bám sát cấu trúc từng kì thi theo định hướng của BGD&ĐT

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY



  • Chọn Đại học hay trường nghề?

    Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?

  • Kiếm 7 học bổng, chàng trai Đà Nẵng du học khắp Á Âu

    Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.

  • Những cạm bẫy phòng trọ đối với tân sinh viên

    Đầu năm học là thời điểm có rất nhiều tân sinh viên nhập học. Đây cũng chính là cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng.

  • Bạn có phải là người thông minh hơn mình nghĩ?

    Thông minh không chỉ gói gọn trong việc hiểu biết kiến thức sách vở hay thông thạo một lĩnh vực học thuật nào đó. Vì vậy kể cả khi bạn không cảm thấy mình thông minh, hãy đọc những dấu hiệu dưới đây để thấy rằng bạn có thể thông minh hơn mình nghĩ!