Bộ Giáo dục sẽ bỏ xét tuyển sớm vì phương thức này chỉ có lợi cho những học sinh yếu, dễ gây nhầm lẫn, theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học nêu quan điểm này tại tọa đàm hướng nghiệp và tuyển sinh do trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM tổ chức, sáng 5/1.
Bộ cũng sẽ bỏ khái niệm xét tuyển sớm, vì thí sinh chỉ đỗ 1 trường với 1 nguyện vọng duy nhất và phải đăng nhập nguyện vọng lên hệ thống. Mặt khác xét tuyển sớm làm tốn kém nguồn lực của các trường và thí sinh.
Theo bà, mục tiêu ban đầu của xét tuyển sớm là dành cho học sinh xuất sắc. Nhưng nhiều năm qua, việc này chỉ có lợi cho những em yếu. Học sinh có điểm học bạ trung bình, yếu cũng có thể nộp hồ sơ và trúng tuyển sớm nhiều trường.
"Tại sao chúng ta phải ưu tiên cho những em này trong khi bản chất xét tuyển sớm là để tạo điều kiện cho những em vượt trội, xuất sắc", bà nói.
Bà cũng cho rằng các phương thức xét tuyển sớm lâu nay còn gây bất lợi, thiếu công bằng cho những em không có điều kiện tham gia những kỳ thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ, đánh giá năng lực. Do hệ thống dữ liệu chưa hoàn thiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp nhận thí sinh sử dụng các chứng chỉ khác nhau. Đến nay, hệ thống đã hoàn thiện, đáp ứng đầy đủ việc xét tuyển đại học ở mọi phương thức.
"Chúng ta sẽ bỏ khái niệm xét tuyển sớm để đỡ gây nhầm lẫn. Nhiều chuyên gia giáo dục đều đồng tình với việc này", bà Thủy cho biết.
Theo bà, dù xét tuyển ở thời điểm nào, các trường đại học vẫn phải nhập tất cả nguyện vọng của thí sinh lên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cuối cùng, các em chỉ đỗ một nguyện vọng, một trường duy nhất.
Cũng theo bà Thuỷ, đối với việc xét tuyển học bạ, Bộ GD-ĐT quy định các trường sẽ phải dùng kết quả học tập cả lớp 12, điều này nhằm hạn chế việc học sinh không tập trung học tập trong năm cuối.
Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) yêu cầu các trường đại học phải có phương thức, cách thức quy đổi điểm của các phương thức xét tuyển tương đương. Cụ thể như 7 điểm của phương thức này thì tương đương với 6,5 điểm của phương thức khác. Như vậy, không có quy định phân bổ chỉ tiêu cho mỗi phương thức mà nguyên tắc trúng tuyển sẽ được lấy từ trên xuống dưới.
Các trường cũng lưu ý phương thức xét tuyển cho một ngành/nhóm ngành nên ít lại, không nên nở rộ “phương thức”. Số lượng các môn chung giữa các tổ hợp nên giống nhau từ 50% trở lên.
Theo Báo Vnexpress
Danh sách trường công bố thông tin tuyển sinh bao gồm phương án tuyển sinh năm 2025, tổ hợp xét tuyển mới của các trường Đại học được 2K7 và phụ huynh vô cùng quan tâm. Đến ngày 7/1 đã có 41 trường công bố phương thức tuyển sinh 2025. Xem chi tiết thông tin các trường phía dưới để có định hướng học tập cho thời gian tới.
Phương thức tuyển sinh năm 2025 Trường ĐH Sư phạm - Đại học Thái Nguyên (TNUE) đã được công bố với các thông tin như phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển, các ngành tuyển thẳng,....
Thông tin về dự kiến bổ sung thêm ngưỡng đầu vào Sư phạm, Y bằng điểm thi THPT được đại diện Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) chia sẻ trong tọa đàm Công tác hướng nghiệp và tuyển sinh ĐH năm 2025, do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức sáng nay (5.1).
Bộ Giáo dục sẽ bỏ xét tuyển sớm vì phương thức này chỉ có lợi cho những học sinh yếu, dễ gây nhầm lẫn, theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học.