Bí quyết thủ khoa thi đánh giá năng lực Hà Nội 2024 đợt 401-403 – Nguyễn Mai Trúc

Nguyễn Mai Trúc (học sinh lớp 12A5, trường THPT Chương Mỹ A) đạt 129/150 điểm đã xuất sắc trở thành thủ khoa đợt 401 – 403 kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQGHN năm 2024. Cùng xem bí quyết ôn tập để đạt điểm cao và kinh nghiệm thi đánh giá năng lực của bạn dưới đây.

Tuyensinh247 có mặt tại Thôn Quyết Tiến, xã Tiên Vương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội để gặp gỡ với thủ khoa ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2024 đợt 401 – 403 – Nguyễn Mai Trúc. Được biết, năm lớp 12, Trúc đã đạt giải nhì thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội môn Vật Lý.

Biết đến kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội rất sớm từ khi học lớp 9, lên cấp 3 đã có định hướng cho kỳ thi, Trúc đã xuất sắc trở thành thủ khoa 3 đợt đầu của kỳ thi với 129 điểm. Hãy cùng Tuyensinh247 lắng nghe những chia sẻ Mai Trúc về kỳ thi cũng như những kinh nghiệm ôn thi của bạn cho kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội nhé!

>>> XEM THỦ KHOA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐHQGHN NĂM 2024 ĐỢT 401 – 403 NGUYỄN MAI TRÚC CHIA SẺ KINH NGHIỆM THI ĐGNL TẠI ĐÂY:

Quá trình ôn tập cho kỳ thi ĐGNL ĐHQGHN của Trúc như thế nào?

Em biết đến kỳ thi ĐGNL từ khi học lớp 9 nên em đã chuẩn bị một nền tảng kiến thức khá tốt từ lớp 10 đến lớp 12, đặc biệt là các môn Toán, Lý, Hóa. Sang học kỳ 2 lớp 12, em đã bổ sung kiến thức cho mình ở các môn em còn yếu như môn Sinh, Sử, Địa.

Với những môn em học tốt như Toán, Lý, Hóa, em đã ôn tập ra sao? Em thấy việc ôn tập các môn học cho kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội khác như thế nào với kỳ thi tốt nghiệp THPT?

So với kỳ thi THPT quốc gia, kiến thức của kỳ thi đánh giá năng lực có phần rộng hơn. Tuy nhiên, không quá sâu về độ khó nên với các môn là thế mạnh của em như môn Toán, em là thêm nhiều đề để tăng tốc độ làm bài. Môn Lý, Hóa là thế mạnh nên em không quá tập trung, thời gian đấy em tập trung vào các môn Sinh, Sử, Địa.

Với những môn Sinh, Sử, Địa thì em đã ôn tập những môn đấy như thế nào?

Với môn Sinh, em đã học lại kiến thức nền trên mạng và học theo từng bài, cố gắng ghi nhớ kiến thức ngắn gọn và xúc tích nhất.

Với môn Sử, em sẽ học theo chủ đề.

Với môn Địa, em xem thêm sơ đồ tư duy để ghi nhớ kiến thức tốt hơn.

Môn Toán là môn Trúc dành khá nhiều thời gian ôn tập, em thấy đề thi thật so với những câu hỏi trong đề thi tốt nghiệp THPT em đang ôn thì em có nhận xét như thế nào?

Em thấy phần thi Định lượng của bài thi ĐGNL Hà Nội, các câu hỏi chủ yếu ở mức vận dụng, những câu hỏi ở mức vận dụng cao ít và hầu như không có. Với áp lực về thời gian 75 phút, có thể nhiều bạn sẽ cảm thấy phần này dài và khó. Muốn được điểm cao phần Tư duy đinh lượng thì em nghĩ các bạn cần cải thiện tốc độ làm bài.

Phần định tính của đề ĐGNL rất khác so với phần ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn , Trúc đã ôn thi phần này như nào? Có câu hỏi nào mà Trúc thấy hay và lần đầu tiên em gặp không?

Với phần này, em chủ yếu nghe giảng trên lớp, nắm rõ các kiến thức các tác phẩm trong sách giáo khoa, bổ sung thêm kiến thức về Tiếng Việt và làm văn như phương thức biểu đạt, phương thức lập luận, biện pháp tu từ; bổ sung thêm vốn từ vựng.

Em thấy rất ấn tượng với các câu văn bản khoa học phần đọc hiểu trong đề thi mặc dù những câu hỏi này khá khó.

Phần khoa học có 5 môn, em thấy mức độ câu hỏi các môn Lý, Hóa trong đề ĐGNL so với các câu hỏi Lý, Hóa trong đề thi tốt nghiệp THPT như thế nào?

Em thấy các câu hỏi Lý, Hóa trong đề thi ĐGNL chủ yếu ở mức 3 và khá ít lý thuyết. Trong đề Lý của em chỉ có 02 câu lý thuyết, còn lại là bài tập và có cả kiến thức lớp 11, các kiến thức rất dàn trải, chương nào cũng có. Môn Hóa cũng như vậy.

Đi thi ĐGNL với áp lực về thời gian, số lượng câu hỏi và nền tảng kiến thức rất lớn, em đã có sự chuẩn bị như thế nào về mặt tâm lý khi vào phòng thi và em đã rút ra được những điều gì sau khi hoàn thành bài thi?

Em đã chuẩn bị tâm lý thoải mái trước khi thi. Trong lúc làm bài, em cố gắng giữ cho mình thật tỉnh táo, tập trung, bình tĩnh,nếu run là sẽ mất tự tin trước bài thi.

Trong quá trình làm bài, em rút ra được một điều là mình nên tập trung cao độ nhất có thể, khi làm xong phần này rồi và chuyển qua phần khác thì không nghĩ đến phần đó nữa. Đặc biệt là không nên nghĩ về các lỗi sai của phần trước.

Theo như Trúc đã chia sẻ, Trúc không phải giỏi hết tất cả các môn và cũng phải lấy lại gốc, học thêm các môn Sinh, Sử, Địa, em có thể chia sẻ kỹ hơn về quá trình chinh phục 3 môn này không?

 Em đã bắt đầu học lấy gốc 3 môn này từ tháng 1 năm nay. Mỗi ngày em đều thức đến 12h đêm để bù đắp lại kiến thức. Từ 8h đến 10h30 em làm bài tập trên lớp và làm thêm môn Toán. Từ 10h 30 trở đi, em sẽ học thêm các môn Sinh, Sử, Địa và học xem kẽ các môn, hôm nay học môn Sinh thì hôm sau em sẽ học môn Sử. Cứ như vậy đến khi nào học hết kiến thức thì em sẽ chuyển sang phần làm đề.

Em thấy phạm vi kiến thức môn Toán trong đề ĐGNL và đề thi THPT khác nhau thế nào? Trong đề thi có câu nào lần đầu em gặp không và em xử lý câu đó thế nào?

Em thấy phạm vi kiến thức phần Định lượng của đề thi ĐGNL rộng hơn. Trong đề của em có cả 1 câu thống kê của kiến thức lớp 10. Phần hình thì các bạn nên tập trung vào góc khoảng cách của lớp 11 và phần thể tích.

Trong đề có câu lần đầu tiên em gặp, em đã cố gắng vẽ hình và tư duy để suy  nghĩ cách làm. Đây không phải câu cuối trong đề của em nên em đã bỏ qua để làm câu tiếp theo. Khi nào em đã làm hết các câu thì em mới quay lại làm câu đấy.

Em thấy phần khoa học mình làm thế nào?

Phần môn Lý, Hóa em làm khá ổn. Phần Sinh, Sử, Địa em làm có chỗ ổn chỗ không ổn.

Phần môn Sinh trong đề của em có một câu về quy luật di truyền khá khó.

Phần Sử, Địa có những câu khá lạ, em đã không chuẩn bị kịp kiến thức để làm những câu đấy. Đề địa em sử dụng được alat trong 2 câu.

Em có lời khuyên gì đối với các bạn chuẩn bị thi ĐGNL các đợt tiếp theo và các em 2K7 đang ôn tập cho kỳ thi này không?

Đối với các bạn sắp thi đợt tiếp theo, các bạn hãy bình tĩnh và tự tin, tin vào khả năng của bản thân thì mới có thể đặt được kết quả tốt nhất.

Đối với các em 2K7, các em cần chuẩn bị cho mình nền tảng kiến thức tốt và một tâm lý vững chắc.

Cảm ơn những chia sẻ của Mai Trúc!

Tuyensinh247.com

DÀNH CHO 2K7 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2025!

Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào?

Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?

Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?

Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:

  • Học live, luyện đề cùng giáo viên và Thủ khoa ĐGNL
  • Tổng ôn toàn diện, trang bị phương pháp làm bài hiệu quả
  • Bộ 20+ đề thi thử chuẩn cấu trúc theo chương trình GDPT mới

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

  • Đại học Cần Thơ mở thêm 7 ngành và 1 trường mới 2025

    Dự kiến từ năm 2025, Trường ĐH Cần Thơ (CTU) mở thêm 7 ngành mới cho trình độ đại học, 1 ngành cho trình độ thạc sĩ. Ngoài ra, Khoa Sư phạm của trường chính thức trở thành Trường Sư phạm.

  • Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025

    Ngày 22/11, Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025 với nhiều điểm mới: Chỉ tiêu xét tuyển sớm: Không quá 20%, Điểm chuẩn quy đổi về 1 thang điểm chung, Tổ hợp xét tuyển: Bắt buộc có môn Toán hoặc Văn, Xét học bạ: Phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12.

  • Dự kiến nâng ngưỡng đầu vào các ngành Sư Phạm, Y từ 2025

    Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/11 công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Trong đó, Bộ điều chỉnh quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.

  • Tổ hợp thi Đánh giá năng lực 2025

    Thi Đánh giá năng lực năm 2025 sẽ có những tổ hợp môn nào xét tuyển vào các trường Đại học? Tổ hợp thi ĐGNL Hà Nội 2025 gồm những tổ hợp nào? Thi ĐGNL HCM 2025 gồm những tổ hợp môn nào?