Bí quyết xử gọn 50 câu Tư duy định lượng trong 75 phútLàm thế nào để trong 75 phút làm tốt bài thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội phần Định lượng. 50 câu hỏi trong 75 phút thì chia thời gian làm bài thế nào cho kịp. 2K5 xem ngay kinh nghiệm thi ĐGNL dưới đây để làm bài tốt nhất. 1. LUYỆN ĐỀ: Luyện là bấm 75p để làm hết đề Tư duy định lượng. Làm nhiều mới quen với áp lực thời gian, quen với việc không bị sa đà vào các câu khó. Với cả ma cũ và ma mới trong chuyện làm bài trắc nghiệm lời khuyên cho các em nhất định phải đọc/làm qua 3 nguồn tham khảo sau đây • Đề thi mẫu của ĐHQG HN: cái này chỉ có đúng 1 cái và làm không tốn bao nhiêu thời gian, dành ra khoảng 1 buổi sáng và nghiêm túc làm thử, nó sẽ giúp các em nhanh chóng hình dung ra cấu trúc của đề thi. (Đề thi mẫu năm 2021 sẽ được ĐHQG công bố trước 15/03) • Luyện tập kỹ năng và phương pháp ứng dụng máy tính bỏ túi để giải toán trắc nghiệm • Luyện đề: trên group có rất rất nhiềuu. Các em tải về để tự luyện nhé 2. ĐI THI MANG 2 MÁY TÍNH Thế có hai máy tính rồi vào phòng thi làm gì? Câu trả lời là, mỗi máy tính sẽ cho chạy một bài toán, ví dụ các em cần chờ máy tính giải nghiệm Shift-Solve hoặc tính tích phân hoặc bài lập bảng xét nghiệm cho phương trình lượng giác chẳng hạn, khi máy 1 chạy lâu em sẽ cầm cái thứ hai đi làm bài khác, những bài cộng trừ nhân chia đơn giản, lúc em làm xong bài khác, quay lại bài cũ thì máy đã cho ra kết quả và cùng một lúc các em sẽ làm được nhiều câu và lúc này sẽ chỉ việc khoanh. 3. Thi toán trắc nghiệm - Đáp án cực kì quan trọng! Khi gặp một bài toán, phản xạ đầu tiên của em sẽ là nhìn đề bài, nghĩ và nháp? Cách tư duy này có vẻ không còn phù hợp với thi trắc nghiệm nữa. Thay vì cách làm cũ, hãy nhìn đáp án ngay sau khi đọc đề. Bởi đáp án sẽ định hướng được cách làm. Đôi khi, chỉ cần khai thác đáp án là đã ra được bài toán rồi. Một số cách làm khai thác đáp án: - Thay ngược đáp án để ra kết quả - Loại đi những phần giống nhau được lặp lại trong đáp án - Bỏ đi những đáp án hiển nhiên sai - Khi sắp hết giờ mà còn câu chưa kịp nháp, hãy nhìn qua đáp án để chọn cái có vẻ đúng nhất 4. NHÁP NHANH Cách nháp: Mang hai máy tính rất quan trọng, vậy còn việc nháp thì sao? - Hãy nháp thật nhanh và chuyển được càng nhiều khâu sang bấm máy và tính nhẩm càng tốt. - Với bài hình, đừng dùng thước để vẽ, vẽ thước cực tốn thời gian, với bài hình không gian, hãy chỉ vẽ phác bằng tay và bằng BÚT MỰC mà thôi. Nếu cần thì không cần vẽ nét đứt nữa vì vẽ nét đứt so với xoẹt 1 nét thẳng tốn gấp mấy thời gian. Đi thi trắc nghiệm, 1s cũng quý, vì đúng giờ là máy tính tự động chuyển sang phần Định tính. Khác với thi trên giấy, trong lúc chờ các bạn trước lên nộp bài em còn có thể ngó ngoáy đi hỏi hay viết thêm sửa thêm được. - Hình Oxy cũng không quá phức tạp đòi hỏi phải vẽ hình chuẩn compa đàng hoàng nhé. Các em cứ nhớ kĩ những tính chất cơ bản liên quan đến trực tâm, trọng tâm, tâm nội ngoại tiếp là okie rồi! 5. LƯU Ý KHI LÀM BÀI THI TƯ DUY ĐỊNH LƯỢNG 5.1. Tránh xa những sai lầm hay gặp - Vội, ẩu -> Nhìn nhầm đề, tính nhầm, tính ra kết quả đúng mà lại tích sai,... quả này quá đắng =))))) - Lượng giác : Quên đổi radian hoặc độ - Xét dấu nhầm - Quên loại nghiệm (không kết hợp ĐKXĐ, các ĐK nảy sinh trong quá trình bình phương, nhân chéo, ...) 5.2. Kiến thức - Rộng nhưng không quá khó, các câu đều sẽ làm được nếu đủ thời gian - Bây giờ ôn có kịp không? Câu trả lời là, năm trước kì thi được thông báo rất muộn mà các anh chị vẫn ôn thi được thì không có lí do, các em được chuẩn bị kĩ càng lại không làm được tốt hơn. Với kiến thức NỀN trong suốt năm nay các em đã ôn, thì đi thi đánh giá năng lực là hoàn toàn có thể. 5.3. Kỹ năng: - Sử dụng thành thạo máy tính - Làm đề thi thử thật thường xuyên (những đề fomat giống đề thi mẫu) - Luôn suy nghĩ theo hướng trắc nghiệm, cách giải không thể quá dài được, nếu cách đó dài thì nên bỏ qua luôn hãy cố nghĩ phương pháp nhanh 5.3. Học, Hiểu, Vận dụng: Luôn nghĩ đến 2 phương án - Làm trực tiếp - Làm gián tiếp: thử đáp án, loại trừ bớt đáp án không thỏa mãn, linh cảm đáp án đúng nhất Theo TTHN DÀNH CHO 2K7 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2025!Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào? Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi? Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện? Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Xem thêm tại đây:
Thi Đánh giá năng lực 2024
Thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội
Bí quyết ôn luyện thi đánh giá năng lực
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |
Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/11 công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Trong đó, Bộ điều chỉnh quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.
Ngày 22/11, Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025 với nhiều điểm mới: Chỉ tiêu xét tuyển sớm: Không quá 20%, Điểm chuẩn quy đổi về 1 thang điểm chung, Tổ hợp xét tuyển: Bắt buộc có môn Toán hoặc Văn, Xét học bạ: Phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12.
Thi Đánh giá năng lực năm 2025 sẽ có những tổ hợp môn nào xét tuyển vào các trường Đại học? Tổ hợp thi ĐGNL Hà Nội 2025 gồm những tổ hợp nào? Thi ĐGNL HCM 2025 gồm những tổ hợp môn nào?
Kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQGHN, ĐHQG HCM, ĐH Sư Phạm HN, ĐH Sư phạm HN 2, ĐH Sư Phạm TPHCM, Bộ Công An tổ chức là một kỳ thi phổ biến được nhiều trường ĐH sử dụng kết quả để xét tuyển. Vậy trong 1 năm những ĐH trên tổ chức bao nhiêu đợt thi ĐGNL? Chi tiết được đăng tải dưới đây.