Chiến thuật làm bài thi đánh giá năng lực phần Định tính

Gợi ý chiến thuật làm phần tư duy định tính để tự tin “xử gọn” 50 câu hỏi trắc nghiệm trong đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Phân chia mức độ

-  Trắc nghiệm ngắn:

+ Khó (20 – 30 %): chủ yếu rơi vào dạng bài tìm lỗi sai và chọn từ điền vào chỗ trống

+ Trung bình – dễ (60 – 70%): chủ yếu rơi vào dạng bài chọn từ, chọn tác giả, tác phẩm không cùng nhóm và một số bài tìm lỗi sang và chọn từ điền vào chỗ trống được có ngữ liệu đơn giản

-  Trắc nghiệm Đọc hiểu:

+ Khó (50 – 60 %) tập trung vào phần đọc hiểu ngữ liệu ngoài sách giáo khoa và những câu thông hiểu – vận dụng của phần đọc hiểu ngữ liệu trong sách giáo khoa (phần ngữ liệu dài trả lời 5 câu hỏi)

+ Dễ (40 – 50 %) tập trung vào câu hỏi nhận biết của hai loại ngữ liệu (phần ngữ liệu dài trả lời 5 câu hỏi) và 15 câu hỏi (ở phần ngữ liệu dài trả lời 1 câu hỏi)

2. Chiến thuật làm bài

Bước 1(25 - 30 phút)

-  Lần lượt giải quyết 30 câu hỏi ở phần trắc nghiệm ngắn theo trình tự:

+ 5 câu chọn Đối tượng (từ/tác giả/tác phẩm) không cùng nhóm…

+ 5 câu Chọn từ/cụm từ điền vào chỗ trống…

+ 5 câu Xác định từ/cụm từ SAI…

+ 15 câu Đọc hiểu ngữ liệu dài trả lời 1 câu hỏi

Lưu ý: Câu nào khó để lại và đánh dấu ra giấy nháp (tỉ lệ câu để lại chỉ nên dưới 5 câu để đảm bảo không gây ra “gánh nặng” cho bước 2)

Bước 2(25 - 30 phút)

-  Tiếp tục giải quyết 20 câu hỏi phần trắc nghiệm Đọc hiểu theo trình tự:

-  Đọc hiểu ngữ liệu Sách giáo khoa (10 câu)

Lưu ý: Phần này phải làm triệt để dù có những câu không chắc chắn về đáp án. Sau khi làm xong quay trở lại giải quyết những câu hỏi còn lại ở Bước 1 (Nếu làm tốt đến bước này thí sinh có để đạt ngưỡng 35 – 40 điểm)

-  Đọc hiểu ngữ liệu ngoài Sách giáo khoa (10 câu)

Lưu ý: 10 câu hỏi còn lại của phần đọc hiểu ngữ liệu ngoài Sách giáo khoa về cơ bản là 10 câu hỏi khó nên thí sinh phải dành ra ít nhất 15 đến 20 phút đề giải. Thông thường những thi sinh đạt được điểm cao thường là những thí sinh giải quyết tốt phần câu hỏi này.

- Sau khi làm xong toàn bộ, nếu còn thời gian thí sinh nên soát lại bài 1 lần trước khi chuyển sang phần tiếp theo