Chiến thuật làm bài thi đánh giá năng lực phần Định tínhGợi ý chiến thuật làm phần tư duy định tính để tự tin “xử gọn” 50 câu hỏi trắc nghiệm trong đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội. 1. Phân chia mức độ - Trắc nghiệm ngắn: + Khó (20 – 30 %): chủ yếu rơi vào dạng bài tìm lỗi sai và chọn từ điền vào chỗ trống + Trung bình – dễ (60 – 70%): chủ yếu rơi vào dạng bài chọn từ, chọn tác giả, tác phẩm không cùng nhóm và một số bài tìm lỗi sang và chọn từ điền vào chỗ trống được có ngữ liệu đơn giản - Trắc nghiệm Đọc hiểu: + Khó (50 – 60 %) tập trung vào phần đọc hiểu ngữ liệu ngoài sách giáo khoa và những câu thông hiểu – vận dụng của phần đọc hiểu ngữ liệu trong sách giáo khoa (phần ngữ liệu dài trả lời 5 câu hỏi) + Dễ (40 – 50 %) tập trung vào câu hỏi nhận biết của hai loại ngữ liệu (phần ngữ liệu dài trả lời 5 câu hỏi) và 15 câu hỏi (ở phần ngữ liệu dài trả lời 1 câu hỏi) 2. Chiến thuật làm bài Bước 1: (25 - 30 phút) - Lần lượt giải quyết 30 câu hỏi ở phần trắc nghiệm ngắn theo trình tự: + 5 câu chọn Đối tượng (từ/tác giả/tác phẩm) không cùng nhóm… + 5 câu Chọn từ/cụm từ điền vào chỗ trống… + 5 câu Xác định từ/cụm từ SAI… + 15 câu Đọc hiểu ngữ liệu dài trả lời 1 câu hỏi Lưu ý: Câu nào khó để lại và đánh dấu ra giấy nháp (tỉ lệ câu để lại chỉ nên dưới 5 câu để đảm bảo không gây ra “gánh nặng” cho bước 2) Bước 2: (25 - 30 phút) - Tiếp tục giải quyết 20 câu hỏi phần trắc nghiệm Đọc hiểu theo trình tự: - Đọc hiểu ngữ liệu Sách giáo khoa (10 câu) Lưu ý: Phần này phải làm triệt để dù có những câu không chắc chắn về đáp án. Sau khi làm xong quay trở lại giải quyết những câu hỏi còn lại ở Bước 1 (Nếu làm tốt đến bước này thí sinh có để đạt ngưỡng 35 – 40 điểm) - Đọc hiểu ngữ liệu ngoài Sách giáo khoa (10 câu) Lưu ý: 10 câu hỏi còn lại của phần đọc hiểu ngữ liệu ngoài Sách giáo khoa về cơ bản là 10 câu hỏi khó nên thí sinh phải dành ra ít nhất 15 đến 20 phút đề giải. Thông thường những thi sinh đạt được điểm cao thường là những thí sinh giải quyết tốt phần câu hỏi này. - Sau khi làm xong toàn bộ, nếu còn thời gian thí sinh nên soát lại bài 1 lần trước khi chuyển sang phần tiếp theo DÀNH CHO 2K7 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2025!Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào? Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi? Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện? Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Xem thêm tại đây:
Thi Đánh giá năng lực 2024
Thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội
Bí quyết ôn luyện thi đánh giá năng lực
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |
Ngày 22/11, Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025 với nhiều điểm mới: Chỉ tiêu xét tuyển sớm: Không quá 20%, Điểm chuẩn quy đổi về 1 thang điểm chung, Tổ hợp xét tuyển: Bắt buộc có môn Toán hoặc Văn, Xét học bạ: Phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/11 công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Trong đó, Bộ điều chỉnh quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.
Thi Đánh giá năng lực năm 2025 sẽ có những tổ hợp môn nào xét tuyển vào các trường Đại học? Tổ hợp thi ĐGNL Hà Nội 2025 gồm những tổ hợp nào? Thi ĐGNL HCM 2025 gồm những tổ hợp môn nào?
Kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQGHN, ĐHQG HCM, ĐH Sư Phạm HN, ĐH Sư phạm HN 2, ĐH Sư Phạm TPHCM, Bộ Công An tổ chức là một kỳ thi phổ biến được nhiều trường ĐH sử dụng kết quả để xét tuyển. Vậy trong 1 năm những ĐH trên tổ chức bao nhiêu đợt thi ĐGNL? Chi tiết được đăng tải dưới đây.