Đại học Quốc gia Hà Nội công bố đề án thi Đánh giá năng lực 2023Đề án thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2023 đã được công bố, theo đó đề án cung cấp đầy đủ thông tin: lịch thi, hướng dẫn đăng ký dự thi, cấu trúc bài thi, danh sách trường xét tuyển, thủ tục dự thi,... 1. BÀI THI, MỤC ĐÍCH VÀ TÍNH CHẤT KỲ THI 1.1. Bài thi Tên tiếng Việt: Bài thi Đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông. Tên tiếng Anh: High-school Student Assessment (HSA). Mã bài thi: Q00 1.2. Mục đích, tính chất của kỳ thi Theo Quy chế thi, kỳ thi ĐGNL học sinh THPT được tổ chức với các mục đích sau2: - Đánh giá năng lực học sinh THPT theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông; - Định hướng nghề nghiệp cho người học trên nền tảng năng lực cá nhân; - Cung cấp thông tin, dữ liệu cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tham khảo, sử dụng kết quả kỳ thi để tuyển sinh đại học, đào tạo nghề. 1.3. Tính chất của kỳ thi Kỳ thi ĐGNL học sinh THPT do Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN tổ chức là kỳ thi được tổ chức độc lập với quy trình xét tuyển, lấy kết quả thi làm căn cứ ở các mức độ khác nhau phục vụ xét tuyển độc lập với quy trình xét tuyển đại học3. Thí sinh sử dụng kết quả bài thi HSA đăng ký xét tuyển vào ngành đào tạo, trường đại học theo Đề án tuyển sinh của các trường đại học. 2. DẠNG THỨC VÀ CẤU TRÚC BÀI THI 2.1. Dạng thức bài thi Dạng thức (đề cương) bài thi Đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông được ban hành theo Quyết định số 166/QĐ-ĐHQGHN ngày 25/01/2021 của Giám đốc ĐHQGHN. Theo đó: Bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT của ĐHQGHN được xây dựng theo hướng đánh giá các năng lực cốt lõi cần thiết của học sinh THPT đạt được theo Chương trình giáo dục phổ thông và phù hợp với tiêu chuẩn, xu hướng đánh giá năng lực trên thế giới. Thông qua nội dung kiến thức thuộc chương trình giáo dục phổ thông, bài thi đánh giá ba nhóm năng lực chính: (i) Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; (ii) Năng lực ngôn ngữ tiếng Việt, lập luận, tư duy logic, tính toán, xử lý dữ liệu; (iii) Năng lực tìm hiểu, khám phá và ứng dụng khoa học (Tự nhiên - Xã hội). Độ khó của các câu hỏi trong đề thi tăng dần từ cấp độ 1 đến cấp độ 3 và được phân định theo tỉ lệ: Cấp độ 1: 20%, Cấp độ 2: 60%, Cấp độ 3: 20%. 2.2. Cấu trúc bài thi: Bài thi bao gồm 03 phần thi4: Phần 1 - Tư duy định lượng (Toán học, 50 câu hỏi – 75 phút), Phần 2 - Tư duy định tính (Ngữ văn – Ngôn ngữ, 50 câu hỏi – 60 phút), Phần 3 - Khoa học (Tự nhiên - Xã hội, 50 câu hỏi – 60 phút). Tổng số câu hỏi chấm điểm là 150 câu hỏi trong đó có 132 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn với 01 đáp án đúng duy nhất, 15 câu hỏi điền đáp án lĩnh vực Toán học, 03 câu hỏi điền đáp án lĩnh vực Vật Lý, Hóa học, Sinh học. Trong mỗi phần có 50 câu hỏi chấm điểm nhưng có thể kèm thêm 1-4 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm. Các câu hỏi thử nghiệm (không tính điểm) được trộn vào một cách ngẫu nhiên. Bài thi có câu hỏi thử nghiệm thời gian làm bài sẽ kéo dài thêm 2-4 phút. Kiến thức trong phần 1 và 2 được phân bổ như sau: Phần 1 và phần 2: Kiến thức trong chương trình lớp 10: 10%, kiến thức trong chương trình lớp 11: 20%, Kiến thức trong chương trình lớp 12: 70%. Phần 3: Kiến thức trong chương trình lớp 11: 30%, Kiến thức trong chương trình lớp 12: 70%. 2.3. Cấu trúc chi tiết của đề thi
2.4. Hình thức thi Thí sinh làm bài thi trực tiếp trên máy tính tại các phòng thi đủ tiêu chuẩn. 2.5. Phương pháp làm bàiThí sinh thực hiện bài thi theo hướng dẫn làm bài của ĐHQGHN: Đối với các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 04 lựa chọn: Thí sinh lựa chọn một đáp án đúng duy nhất (A, B, C, D) cho mỗi câu hỏi. Đối với các câu hỏi điền đáp án: Thí sinh điền đáp án tìm được vào ô trống có sẵn tương ứng của câu hỏi thi. 2.6. Phương pháp chấm điểmĐiểm của bài thi được chấm tự động bằng phần mềm thi Đánh giá năng lực. Kết quả bài thi được hiển thị trên màn hình máy tính sau khi thí sinh kết thúc bài làm hoặc hết thời gian thi theo quy định. Tổng điểm của toàn bài thi là 150 điểm dựa trên tổng số câu trả lời đúng của thí sinh. Mỗi câu trả lời đúng được 01 điểm, câu trả lời sai hoặc không trả lời không được tính điểm (các câu hỏi thử nghiệm không tính điểm). Điểm của bài thi là tổng điểm của ba phần thi, trong đó mỗi phần thi tối đa 50 điểm. Bảng điểm kết quả bao gồm điểm tổng (tối đa 150 điểm) và 3 đầu điểm thành phần: Tư duy định lượng, Tư duy định tính, Khoa học. 3. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THICông tác tổ chức các đợt thi ĐGNL năm 2023 thực hiện như các năm 2021, 2022. 3.1. Kế hoạch tổ chức thiNăm 2023, phục vụ khoảng 70.000 thí sinh tại Hà Nội và các tỉnh Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An. Lịch thi dự kiến như sau:
3.2. Danh sách các đơn vị phối hợp tổ chức thi Các địa điểm thi phối hợp tại các đơn vị: Trường ĐH Công nghệ - ĐHQGHN, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Tài nguyên Môi trường, Trường ĐH Thăng Long, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, Trường ĐH Hồng Đức, Trường ĐH Vinh, Sở Giáo dục & Đào tạo Hải Phòng. Trung tâm Khảo thí, ĐH Thái Nguyên, Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN. 3.3. Danh sách các đơn vị đào tạo sử dụng kết quả thi: Kỳ thi HSA là kỳ thi độc lập. Hiện tại các đơn vị đào tạo của ĐHQGHN sử dụng kết quả thi HSA để xét tuyển đại học bao gồm: Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Công nghệ, Trường ĐH Ngoại ngữ, Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH Giáo dục, Trường ĐH Luật, Trường ĐH Y Dược, Trường ĐH Việt Nhật, Trường Quốc tế, Trường Quản trị & Kinh doanh, Khoa Các Khoa học liên ngành. Các cơ sở đào tạo bên ngoài ĐHQGHN công bố sử dụng kết quả thi theo Đề án tuyển sinh hàng năm. 4. ĐĂNG KÝ DỰ THI
4.1. Đối tượng dự thi Học sinh đang học lớp 12 bậc THPT hoặc tương đương; Người đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương trở lên) trong thời gian 3 năm tính đến năm thi. Trường hợp khác có nguyện vọng dự thi liên hệ Hội đồng thi xem xét quyết định. 4.2. Điều kiện dự thiNgười dự thi phải đáp ứng các tất cả điều kiện sau đây: Học sinh hoàn thành các yêu cầu đăng ký dự thi; Không trong thời gian bị cấm thi hay bị xử lý hình sự; Thực hiện đầy đủ các yêu cầu dự thi được ghi trong phiếu báo dự thi. 4.3. Hướng dẫn đăng ký dự thiNăm 2023, Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN tổ chức thi tại một số tỉnh thành, khu vực phía Bắc. Lịch thi công bố tại http://khaothi.vnu.edu.vn/. Cổng đăng ký dự thi tiếp nhận thí sinh đăng ký từ ngày 06/02/2023. Năm 2023, thí sinh đăng ký dự thi tối đa 02 lượt/năm và thời gian đăng ký dự thi giữa 2 đợt cách nhau tối thiểu 4 - 6 tuần (kể cả ngày lễ, ngày nghỉ, cuối tuần) tùy theo nguyện vọng của thí sinh. Thông tin bắt buộc đối với thí sinh đăng ký dự thi gồm: thư điện tử (email), ảnh chân dung làm chứng minh nhân dân (CMND) hoặc căn cước công dân (CCCD) trên phông nền sáng màu, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu. Ảnh được chụp trong 06 tháng tính đến thời điểm đăng ký dự thi. Ảnh của thí sinh được sử dụng để in vào Giấy chứng nhận kết quả thi. Số và ảnh CCCD/CMND. Thí sinh phải đọc và đồng ý với “Thỏa thuận của kỳ thi ĐGNL” trước khi đăng ký ca thi. 4.4. Lệ phíLệ phí đăng ký dự thi và thi HSA là 500.000 đồng/lượt thi/thí sinh. (Bằng chữ: Năm trăm nghìn đồng/lượt thi/thí sinh). Lệ phí đã nộp không hoàn lại. 5. THỦ TỤC DỰ THI VÀ LÀM BÀI THI5.1. Thủ tục dự thi Người dự thi có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định và xuất trình CMND/CCCD cho cán bộ coi thi; Chấp hành hiệu lệnh của điểm thi và hướng dẫn của cán bộ coi thi kiểm tra và xác minh nhân thân của thí sinh, hướng dẫn làm thủ tục đề nghị sửa chữa thông tin, hướng dẫn thí sinh làm thủ tục chụp ảnh (nếu cần). Tư trang của thí sinh (nếu có) không thuộc danh mục vật dụng được mang vào phòng thi phải để cách xa khu vực phòng thi tối thiểu 25m. Người dự thi tự bảo quản và chịu trách nhiệm về tư trang giá trị. Tùy theo điều kiện cơ sở hạ tầng, Hội đồng thi có thể sử dụng máy dò quét kim loại, thiết bị thu phát truyền tin kiểm tra trước khi thí sinh vào khu vực thi. 5.2. Làm bài thi trên máy tínhThí sinh dự thi được phát một phiếu tài khoản đăng nhập một lượt duy nhất. Tài khoản thi của thí sinh chỉ hoạt động duy nhất trên một máy tính tại cùng một thời điểm. Sau khi đăng nhập, hệ thống phần mềm tổ chức thi sẽ sinh đề thi từ dữ liệu ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa theo ma trận và bản mô tả đặc tính đề thi, đảm bảo tính nhất quán và duy nhất của kỳ thi: mỗi thí sinh có 1 đề thi. Bài thi HSA gồm 3 phần. Thí sinh làm lần lượt từng phần, chọn đáp án bằng cách nhấp chuột máy tính vào ô tròn trống (○), máy tính sẽ tự động ghi nhận và hiển thị thành ô tròn màu đen (●). Đối với các câu hỏi điền đáp án: nhập đáp án vào ô trống dạng số nguyên dương, nguyên âm (ví dụ: - 1) hoặc phân số tối giản (ví dụ: -3/4); không nhập đơn vị vào ô đáp án. Thí sinh chỉ có thể làm lại câu hỏi trong cùng 1 phần. Kết thúc thời gian làm bài hoặc nộp bài, màn hình sẽ hiển thị thông báo điểm thi trong 60 giây. 5.3. Công nhận hoặc hủy bỏ kết quả thi Thí sinh hoàn thành bài thi theo Quy chế thi hiện hành, được Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN/Hội đồng thi gửi Giấy chứng nhận kết quả thi ĐGNL sau 02 tuần kể từ ngày dự thi. Thí sinh hoặc các cơ sở giáo dục đại học, đơn vị sử dụng có thể tra cứu kết quả điểm bài thi trên cổng thông tin kỳ thi ĐGNL nếu được ủy quyền. Thí sinh vi phạm Quy chế thi ở mức độ đình chỉ thi sẽ vị hủy bỏ toàn bộ đăng ký dự thi, kết quả điểm bài thi ĐGNL trong năm của thí bị đình chỉ thi; dừng phục vụ tất cả các đợt thi ĐGNL còn lại trong năm (nếu có). Thí sinh có bị phát hiện đã gian lận trong đăng ký dự thi hoặc làm bài thi sẽ bị hủy bỏ kết quả thi. Đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm hình sự do cơ quan có thẩm quyền xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Theo TTHN DÀNH CHO 2K7 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2025!Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào? Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi? Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện? Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Xem thêm tại đây:
Đại học Quốc Gia Hà Nội
Thi Đánh giá năng lực 2024
Thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |
Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/11 công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Trong đó, Bộ điều chỉnh quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.
Ngày 22/11, Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025 với nhiều điểm mới: Chỉ tiêu xét tuyển sớm: Không quá 20%, Điểm chuẩn quy đổi về 1 thang điểm chung, Tổ hợp xét tuyển: Bắt buộc có môn Toán hoặc Văn, Xét học bạ: Phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12.
Thi Đánh giá năng lực năm 2025 sẽ có những tổ hợp môn nào xét tuyển vào các trường Đại học? Tổ hợp thi ĐGNL Hà Nội 2025 gồm những tổ hợp nào? Thi ĐGNL HCM 2025 gồm những tổ hợp môn nào?
Kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQGHN, ĐHQG HCM, ĐH Sư Phạm HN, ĐH Sư phạm HN 2, ĐH Sư Phạm TPHCM, Bộ Công An tổ chức là một kỳ thi phổ biến được nhiều trường ĐH sử dụng kết quả để xét tuyển. Vậy trong 1 năm những ĐH trên tổ chức bao nhiêu đợt thi ĐGNL? Chi tiết được đăng tải dưới đây.