Nhận xét đề minh họa ĐGNL Hà Nội 2025 - Phần Toán học và xử lý số liệuĐề minh họa HSA 2025 trong phần thi Toán học và xử lý số liệu được giáo viên Tuyensinh247 nhận xét: Trọng điểm rơi vào lớp 12 (gồm 34 câu) cụ thể các phần Hàm số (10 câu), Phương pháp tọa độ (9 câu), Nguyên hàm - tích phân (6 câu), Thống kê (6 câu), xác suất (3 câu). ĐỀ MINH HỌA ĐGNL HÀ NỘI NĂM 2025 Nhận xét đề phần Toán học và xử lý số liệu I. NHẬN XÉT CHUNG 1. Về phạm vi kiến thức Đề thi sử dụng hầu hết các kiến thức trong sách giáo khoa mới theo chương trình cải cách năm 2018 của Bộ GD&ĐT. Trọng điểm rơi vào lớp 12 (gồm 34 câu) cụ thể các phần Hàm số (10 câu), Phương pháp tọa độ (9 câu), Nguyên hàm - tích phân (6 câu), Thống kê (6 câu), xác suất (3 câu). Các kiến thức thuần lớp 10 và 11 gồm có Phương trình lượng giác, phương trình mũ loga, hình học không gian, đạo hàm chiếm phần còn lại. Điểm đặc biệt là đề thi cũng giảm tải khá nhiều theo chương trình SGK mới của Bộ, như là bỏ phần Số phức, bỏ phương pháp tính tích phân, bỏ khối nón và trụ, bỏ hàm số chứa dấu trị tuyệt đối, bỏ tích phân hàm hợp và hàm ẩn... Bên cạnh đó số lượng câu vận dụng hoặc có liên quan đến thực tế được tăng mạnh đúng theo tinh thần đưa toán học tới gần với cuộc sống hơn. 2. Về độ khó Khó là điều đầu tiên mà chúng ta phải nói tới trong đề Minh họa này bởi các nguyên nhân sau: a) Có rất nhiều câu liên quan đến kiến thức thực tế, khiến đề trở nên dài, chỉ tính đọc đề đã mất nhiều thời gian của thí sinh nếu không biết cách lựa chọn “Key”. b) Tuy rằng không có câu nào thuộc mức độ “Vận dụng cao” nhưng số lượng câu ở mức độ “vận dụng” lại khá nhiều, cộng với thời gian eo hẹp (trung bình 1.5 phút/câu) khiến đề được đánh giá ở mức rất khó lấy điểm từ 40-50. c) Mặc dù mình tự tin là người rất nhiều mẹo tính nhanh đồng thời tính nhẩm tốt, nhưng đề lại rất ít câu sử dụng được mẹo tính nhanh. Đề thi đòi hỏi học sinh phải học rất bài bản và hiểu bản chất mới có thể đạt được điểm cao. >> Đề minh họa Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025, các em xem TẠI ĐÂY 3. Về các dạng bài Nhận xét chi tiết về các dạng bài thì khó, nhưng tóm tắt lại có một vài ý chính sau các em cần chú ý kĩ. a) Hàm số có nhiều tương giao, đạo hàm xong vẫn phải tương giao, do đó nên học kĩ tương giao hàm số. Ngoài ra cũng khá nhiều hàm hợp, vẫn nhiều tham số m. b) Nguyên hàm và tích phân không đòi hỏi tính toán phức tạp, nhưng tập trung nhiều vào ứng dụng của tích phân như bài toán chuyển động, diện tích, thể tích. c) Thống kê trải dài từ dễ tới khó, bài dễ có thể bấm máy tính nhưng bài khó thì còn phải biết thêm kĩ năng đọc và phân tích số liệu. d) Xác suất thực sự khó, phần quy tắc tính xác suất (lớp 11) đã khó, mà xác suất có điều kiện (lớp 12) thì hiển nhiên là khó hiểu với học sinh. e) Hệ tọa độ không có câu nào thuộc mức độ nhận biết, toàn từ thông hiểu đến vận dụng cao, khá lạ là không thấy có bài ứng dụng thực tế của hệ tọa độ trong đề. f) Hình học không gian tuy chỉ có 4 câu nhưng lại có tới 3 câu mức độ vận dụng. Kiến thức sử dụng gồm song song, góc, khoảng cách, thể tích, diện tích. g) Cấp số cộng và nhân có 2 câu nhưng một câu trong số đó là vận dụng cao, một câu còn lại cũng không đơn giản. h) Lượng giác chỉ có 3 câu, tuy kiến thức toán không khó nhưng lại liên quan tới vận dụng thực tế nên đề có chút dài. i) Phần phương trình, bất phương trình rơi vào mức độ thông hiểu và vận dụng, nhiều bài có tham số m. Tổng kết: Đề minh họa kỳ thi HSA năm 2025 được đánh giá là KHÓ vì kiến thức rộng và tổng hợp, mức độ thông hiểu rất ít, bài toán thực tế nhiều trong khi thời gian lại eo hẹp. Để làm tốt đề này các em học sinh cần học chắc kiến thức từ cơ bản, sau đó chắc chắn phải rèn luyện nâng cao và bổ sung thêm một số kỹ năng như đọc hiểu, kĩ năng tính toán, kiến thức liên môn,... Các em nên có sự xuất phát từ sớm nếu thực sự muốn có kết quả tốt trong kỳ thi Đánh Giá Năng Lực này. II. MA TRẬN ĐỀ MINH HỌA ĐGNL HÀ NỘI 2025 - PHẦN TOÁN
III. ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP Với cấu trúc và lượng kiến thức của đề Minh họa kì thi HSA năm 2025, thầy nghĩ các em có thể ôn tập theo hướng sau đây để có một kết quả tốt 1. Giai đoạn trong hè này các em cần ôn tập ngay phần hình học không gian, các dạng bài tập trung vào quan hệ vuông góc như khoảng cách, thể tích, các bài toán liên quan đến tối ưu sử dụng tính chất của hình học không gian. Ôn tập tốt phần này ngoài việc các em có thể làm tốt hình học không gian thì còn có thể áp dụng để xử lý các bài vận dụng cao của Phương pháp tọa độ trong không gian. 2. Phần tiếp theo cần ôn tập kĩ trong hè là Đạo hàm. Nắm vững công thức, ý nghĩa của đạo hàm có thể giúp em làm tốt các bài tập về hàm số, hàm hợp, tích phân mà trong chương trình lớp 12 sẽ học. 3. Cố gắng ôn tập lượng giác, phương trình và bất phương trình có chứa tham số. Tuy không cần tới mức vận dụng cao, nhưng mức độ vận dụng hoặc có chứa tham số là không thể bỏ qua. 4. Ngay từ đầu lớp 12, các em phải nắm thật vững kiến thức cơ bản tại lớp, làm đầy đủ các bài tập, ví dụ có trong SGK bởi vì trong đó có khá nhiều bài toán ứng dụng vào thực tế, qua đó giúp các em đỡ bỡ ngỡ khi gặp dạng toán này trong các đề thi. 5. Tìm hiểu thêm các dạng toán nâng cao ở nhiều kênh khác nhau như sách tham khảo hoặc qua các trang học trên mạng uy tín. Song song với đó nên đẩy nhanh tiến độ học và tự học, sớm kết thúc chương trình kịp với kì thi đầu tiên của HSA (dự tính là cuối tháng 3 năm 2025) 6. Cuối cùng là tập trung luyện đề. Các em cần rèn luyện thật nhiều đề có dạng tương tự như đề minh họa HSA. Việc luyện đề nên bắt đầu ngay khi các em học kết thúc chương trình, căn cứ vào kết quả sẽ tự đánh giá được phần mà các em còn yếu để bổ sung kiến thức kịp thời. Thầy chúc các em có một kế hoạch ôn thi và học tập hiệu quả, đạt được điểm số mong muốn trong kỳ thi HSA sắp tới! Tham khảo lộ trình ôn tập hiệu quả tại đây: https://tuyensinh247.com/ Theo TTHN DÀNH CHO 2K7 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2025!Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào? Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi? Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện? Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY
Xem thêm tại đây:
Thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội
Đề ôn luyện thi đánh giá năng lực
Bí quyết ôn luyện thi đánh giá năng lực
Thi đánh giá năng lực 2025
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi. |
Năm 2025, các đơn vị đại học vẫn tiếp tục được tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực, ĐGTD để lấy kết quả xét tuyển sinh. Tuy nhiên, Bộ GD sẽ giám sát chặt các kỳ thi này.
Lịch nghỉ tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 của các trường Đại học đã và đang được công bố đến sinh viên. Dưới đây là lịch nghỉ tết âm lịch 2025 dành cho sinh viên của các trường Đại học phía Bắc và phía Nam.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn từ 2025 - 2030 sẽ được giữ ổn định thi trên giấy, sau giai đoạn này Bộ GD sẽ thí điểm thi tốt nghiệp trên máy tính.
Các năm gần đây, nhiều trường Đại học công bố điểm chuẩn xét theo học bạ, ĐGNL, thi riêng trước khi kết thúc năm học. Tuy nhiên, từ năm 2025 các trường sẽ không được công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm trước 31/5.