Cấu trúc phần văn học - ngôn ngữ đề minh họa Đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2025: Đề thi gồm có 50 câu với 5 dạng bài: Tìm đáp án không cùng nhóm; Điền từ vào chỗ trống; Tìm lỗi sai; Đọc hiểu văn bản - dạng câu hỏi đơn; Đọc hiểu văn bản - dạng câu hỏi kết hợp.
ĐỀ MINH HỌA ĐGNL HÀ NỘI NĂM 2025
Nhận xét đề phần Văn học - Ngôn ngữ
I. NHẬN XÉT CHUNG
1. Về phạm vi kiến thức
Nhìn chung, phạm vi kiến thức được sử dụng trong đề minh hoạ ĐGNL Hà Nội năm 2025 có những thay đổi nhất định, phù hợp với định hướng ra đề thi chung của chương trình giáp dục phổ thông 2018 cũng như Công văn 3935/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024-2025.
Cụ thể:
Nếu như trong đề minh hoạ ĐGNL Hà Nội năm 2024, tỉ lệ các văn bản ngoài sách giáo khoa xuất hiện chỉ chiếm 16% (3/19 văn bản) thì trong đề minh hoạ năm 2025 tỉ lệ này lên đến 100%.
Như vậy, ngữ liệu hoàn toàn nằm ngoài phạm vi sách giáo khoa. Có thể gặp những tác giả quen thuộc (Huy Cận, Nguyễn Minh Châu…) nhưng là những tác phẩm không quen thuộc với HS như trước đây.
Tuy nhiên, kiến thức về đặc trưng thể loại (đối với văn bản) và kiến thức tiếng Việt không quá xa lạ với thí sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Về những lĩnh vực xuất hiện trong đề thi, có thể thấy, phạm vi kiến thức không chỉ dừng lại ở kiến thức văn học (tác phẩm, văn học sử, lí luận văn học…) mà đã mở rộng ra đời sống, xã hội: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, đời sống hàng ngày… Điều này đã được thể hiện trong các đề minh hoạ cũng như đề thi chính thức của ĐGNL Hà Nội trước đây. Nhưng với đề năm 2025, tỉ lệ các câu hỏi này chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều.
>> Đề minh họa Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025, các em xem TẠI ĐÂY
2. Về độ khó
Với việc sử dụng chủ yếu ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, độ khó của đề thi một phần đến từ việc thí sinh chưa được tiếp cận với những văn bản hoàn toàn mới, phải đọc hiểu và tìm ra đáp án trong một khoảng thời gian ngắn.
Dung lượng ngữ liệu không dài nhưng có những khái niệm, kiến thức mới (không có phần chú thích, lí giải) nên thí sinh sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra những dự đoán ban đầu bằng bản năng.
Về câu hỏi: các câu hỏi chủ yếu ở mức độ nhận biết, thông hiểu. Số câu hỏi ở mức độ vận dụng chiếm khoảng 16%. Các câu hỏi này thường liên quan đến kiến thức tiếng Việt, đòi hỏi thí sinh phải hiểu nghĩa của từ và sử dụng từ phù hợp với ngữ cảnh.
Về đáp án: các đáp án gây nhiễu khiến thí sinh gặp trở ngại lớn nếu không nắm vững kiến thức cơ bản về thể loại, tiếng Việt và không đọc kĩ - hiểu rõ văn bản.
Như vậy có thể thấy độ khó của đề thi chủ yếu nằm ở việc đòi hỏi thí sinh phải có kĩ năng đọc hiểu văn bản và vận dụng kiến thức, trải nghiệm cá nhân vào trong những ngữ cảnh nhất định. Bên cạnh đó, vẫn cần đảm bảo nền tảng kiến thức vững chắc - những nội dung được học trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, những nội dung kiến thức này không phải học thuộc, nhớ máy móc mà bắt buộc phải biết các áp dụng để tìm ra những đáp án phù hợp nhất.
3. Về các dạng bài
Cấu trúc các dạng bài cơ bản không thay đổi so với đề minh hoạ và đề thi chính thức của các năm trước đây.
Đề thi gồm có 50 câu với 5 dạng bài:
(1) Tìm đáp án không cùng nhóm
(2) Điền từ vào chỗ trống
(3) Tìm lỗi sai
(4) Đọc hiểu văn bản - dạng câu hỏi đơn
(5) Đọc hiểu văn bản - dạng câu hỏi kết hợp
Tuy nhiên, về hình thức trình bày trong đề thi có sự thay đổi khi các bài đọc hiểu văn bản - dạng câu hỏi kết hợp (dạng (5)) không được sắp xếp liền nhau mà có sự ngắt quãng.
Ngoài ra, nội dung đề thi đã có những thay đổi đáng kể.
Cụ thể:
Dạng (1) Tìm đáp án không cùng nhóm:
5/5 câu hỏi đều liên quan đến kiến thức tiếng Việt, tập trung vào nghĩa của từ. Các câu hỏi liên quan đến cấu tạo từ, tác giả, tác phẩm không xuất hiện trong đề minh hoạ.
Mức độ nằm ở thông hiểu, các từ không khó hiểu nghĩa nhưng không dễ để thí sinh có thể tìm ra đáp án đúng vì không dễ tìm ra “ranh giới" nghĩa giữa những từ ngữ đó.
Dạng (2) Điền từ vào chỗ trống:
5/5 câu hỏi yêu cầu điền từ vào hai chỗ trống và không giới hạn phạm vi kiến thức. Các câu xuất hiện trong đề minh hoạ là câu ghép, dung lượng tương đối dài. Có những câu có cấu trúc phức tạp, liên quan đến những lĩnh vực mới mà đôi khi thí sinh ít để tâm. Nhiều đáp án gây nhiễu, có nét nghĩa tương đồng nhưng khác ngữ cảnh sử dụng buộc thí sinh phải tỉnh táo và có vốn từ rộng, hiểu sâu về từ ngữ.
Dạng (3) Tìm lỗi sai
5/5 câu hỏi có dung lượng dài, chủ yếu liên quan đến kiến thức văn học và đời sống. Độ khó của những câu hỏi này nằm ở việc thí sinh phải có tư duy ngôn ngữ logic, hiểu nghĩa của từ và nắm chắc kiến thức về ngữ pháp tiếng Việt.
NGOÀI RA, việc đảo thứ tự đáp án so với thứ tự từ/cụm từ được gạch chân trong ngữ liệu cũng gây khó khăn cho thí sinh.
Dạng (4) Đọc hiểu văn bản - dạng câu hỏi đơn
Khác với những năm trước, ngữ liệu dạng bài này trong đề minh hoạ 2025 hoàn toàn nằm ngoài sách giáo khoa. Bên cạnh đó, đề minh hoạ 2025 đã giảm số lượng câu hỏi dạng này: TỪ 15 CÂU HỎI XUỐNG 10 CÂU HỎI.
Mỗi ngữ liệu tương ứng với một câu hỏi, trong đó, có 8/10 ngữ liệu liên quan đến các tác phẩm văn học (thơ hiện đại chiếm đa số) và 2/10 ngữ liệu liên quan đến đời sống và văn hoá.
Các câu hỏi chủ yếu ở mức độ nhận biết và thông hiểu, đòi hỏi thí sinh hiểu rõ về đặc trưng thể loại (truyện ngắn, thơ, kí, văn bản nghị luận…) để xác định, đánh giá những nội dung, hình ảnh… mà đề bài yêu cầu.
Dạng (5) Đọc hiểu văn bản - dạng câu hỏi kết hợp
Tương tự dạng (4), ngữ liệu dạng (5) hoàn toàn nằm ngoài sách giáo khoa với số lượng câu hỏi đã tăng lên: TỪ 20 CÂU HỎI (4 VĂN BẢN) LÊN 25 CÂU HỎI (5 VĂN BẢN).
Phạm vi kiến thức của các ngữ liệu không giới hạn: khoa học tự nhiên, xã hội, văn hoá, đời sống, tác phẩm văn học…
Nội dung câu hỏi chủ yếu ở mức độ nhận biết và thông hiểu nhưng đòi hỏi thí sinh phải có cái nhìn bao quát, tổng thể nhưng cũng phải rất chi tiết, tỉ mỉ đối với từng ngữ liệu. Các dạng câu hỏi không xa lạ khi vẫn đề cập đến những kiến thức về phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, chủ đề, nội dung, ý nghĩa, biện pháp nghệ thuật, yếu tố tượng trưng…
4. So sánh với đề THPT
So với đề minh hoạ của kì thi THPTQG 2025, có thể thấy một số nét tương đồng như sau:
- Ngữ liệu: ngoài sách giáo khoa. Thể loại quen thuộc (đã được học ở cả 3 bộ sách).
- Các câu hỏi liên quan đến các tác phẩm văn học chủ yếu liên quan đến đặc trưng thể loại.
- Độ khó: chủ yếu ở mức độ nhận biết - thông hiểu, số lượng câu hỏi phân hoá không nhiều nhưng đủ để có thể chọn lọc thí sinh khá, giỏi.
- Yêu cầu mạch tư duy độc lập, logic, rõ ràng.
- Có xu hướng đề cao năng lực đọc hiểu văn bản nhưng vẫn có những câu hỏi yêu cầu thí sinh thể hiện năng lực thẩm mĩ, cảm thụ văn học….
Bên cạnh đó, có những khác biệt lớn như sau:
|
Đề minh họa THPT 2025 |
Đề minh họa ĐGNL 2025 |
Hình thức |
Thời gian: 120 phút Cấu trúc: 3 phần (Đọc hiểu - Nghị luận xã hội - Nghị luận văn học) Hình thức làm bài: tự luận |
Thời gian: 60 phút Cấu trúc: 5 dạng bài Hình thức làm bài: trắc nghiệm khách quan. |
Phạm vi kiến thức |
Văn học (Đọc hiểu văn bản và Nghị luận văn học) và đời sống (Nghị luận xã hội). |
Không giới hạn. |
Kĩ năng làm bài |
Chủ yếu tập trung vào kỹ năng viết, đọc hiểu văn bản. |
Tập trung vào kĩ năng đọc hiểu văn bản và vận dụng trong ngữ cảnh nhất định. |
Kiến thức cần thiết để làm bài |
- Đặc trưng thể loại (văn học) chiếm đa số. (Đọc hiểu văn bản và đoạn văn nghị luận văn học). - Làm văn: chủ yếu ở nghị luận xã hội (bài văn) - Tiếng Việt: lồng ghép trong các phần làm bài, chiếm tỉ lệ ít. |
Không giới hạn. |
Độ khó |
- Chủ yếu ở mức độ nhận biết và thông hiểu. - Có mức độ vận dụng và vận dụng cao. |
- Chủ yếu ở mức độ nhận biết và thông hiểu. - Có mức độ vận dụng. - Không có mức độ vận dụng cao. |
II. MA TRẬN ĐỀ MINH HỌA ĐGNL HÀ NỘI 2025 - PHẦN VĂN HỌC
Phần thi |
Phổ điểm |
Phạm vi kiến thức |
Các mức độ |
Tổng |
||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||
Đọc hiểu câu hỏi kép |
25 điểm |
Ngữ liệu ngoài Sách giáo khoa; Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội |
10 |
12 |
3 |
0 |
25 |
|
Tiếng Việt |
Tìm lỗi sai |
5 điểm |
Đời sống xã hội |
0 |
0 |
5 |
0 |
15 |
Chọn đáp án khác loại |
5 điểm |
Tiếng Việt |
0 |
5 |
0 |
0 |
||
Điền từ |
5 điểm |
Vấn đề xã hội |
0 |
3 |
2 |
|
||
Đọc hiểu câu hỏi đơn |
10 điểm |
Ngữ liệu ngoài Sách giáo khoa; Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội; Văn hoá, đời sống… |
5 |
3 |
2 |
|
10 |
|
TỔNG |
50 điểm |
|
16 |
22 |
12 |
|
|
Theo TTHN
Năm 2025, các đơn vị đại học vẫn tiếp tục được tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực, ĐGTD để lấy kết quả xét tuyển sinh. Tuy nhiên, Bộ GD sẽ giám sát chặt các kỳ thi này.
Lịch nghỉ tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 của các trường Đại học đã và đang được công bố đến sinh viên. Dưới đây là lịch nghỉ tết âm lịch 2025 dành cho sinh viên của các trường Đại học phía Bắc và phía Nam.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn từ 2025 - 2030 sẽ được giữ ổn định thi trên giấy, sau giai đoạn này Bộ GD sẽ thí điểm thi tốt nghiệp trên máy tính.
Các năm gần đây, nhiều trường Đại học công bố điểm chuẩn xét theo học bạ, ĐGNL, thi riêng trước khi kết thúc năm học. Tuy nhiên, từ năm 2025 các trường sẽ không được công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm trước 31/5.