Những câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp nhấtDù là các bạn mới ra trường hay những bạn đã đi làm có kinh nghiệm đều có những lo lắng khi đi phỏng vấn xin việc, người tuyển dụng sẽ hỏi gì, và mình phải trả lời phỏng vấn thế nào là tốt nhất. Cùng tham khảo 20 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn dưới đây sẽ giúp ích cho các bạn khá nhiều đó. 1. Hãy tự giới thiệu về anh/chị Hãy bao quát về những năm đầu đời, học vấn, kinh nghiệm làm việc và vị trí hiện tại. Đối với bạn là một sinh viên vừa mới ra trường, cần chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được những kiến thức và kỹ năng mà bạn đã tích lũy trong quá trình học tập. Ngoài ra nếu bạn từng tham gia những cuộc thi học thuật hay sinh hoạt trong những câu lạc bộ tại trường, bạn đừng ngần ngại liệt kê cho nhà tuyển dụng biết, điều này chứng minh bạn là một ứng viên năng động và có tinh thần ham học hỏi. Nội dung trình bày không nên vượt quá 2 phút, đừng lan man hay quá trau chuốt. Câu hỏi này thường được nêu lên khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, vì thế nếu trả lời tốt, bạn sẽ có nhiều sự tự tin hơn. 2. Điểm mạnh của anh/chị? Bạn nên liệt kê từ 3-4 điểm mạnh liên quan đến các nhu cầu của nhà tuyển dụng, dựa trên quá trình tìm hiểu và thông tin có được về nơi bạn ứng tuyển. Đối với nghề giảng dạy, bạn cần chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy một số điểm mạnh căn bản như ham học hỏi, chịu khó tìm kiếm và trau dồi kiến thức mới, kỹ năng trình bày và truyền đạt tốt, có kiến thức vững vàng về chuyên môn… 3. Hạn chế của anh/chị? Một câu trả lời quá mạnh mẽ có thể gây phản tác dụng và trở thành điểm yếu. Bạn có thể nói như sau: "Tôi luôn mong muốn hoàn thành tất cả các công việc, vì thế thỉnh thoảng trở nên quá hăng hái và đòi hỏi khắt khe đối với công ty. Tuy nhiên, tôi đang cố gắng để khắc phục điểm yếu này" hay đề cập đến một khóa huấn luyện bổ sung nghề nghiệp nào đó. Đừng bao giờ tỏ ra là người hoàn hảo, tuy nhiên cũng đừng nên đề cập một cách quá cụ thể. 4. Mức lương mong muốn của anh/chị? Hãy cố gắng trì hoãn câu trả lời cho đến khi bạn biết được các thông tin cụ thể về công việc và mức lương mà nhà tuyển dụng trả cho các vị trí tương tư. Nếu tình thế quá bắt buộc, bạn có thể trả lời như sau: "Có lẽ chúng ta nên bàn bạc thêm về các nghĩa vụ và phạm vi công việc mà tôi phải đảm nhận trước khi trả lời câu hỏi này". 5. Anh/chị có dự định gì trong tương lai? Bạn hãy thẳng thắn bộc lộ niềm mong muốn hoàn thành các công việc tốt đẹp và sự tự tin vào một tương lai đầy hứa hẹn của bạn. Tuy nhiên, cần tránh các câu nói không thực tế hay gây tác động xấu đến vị trị hiện tại. 6. Anh/chị muốn biết điều gì về công ty? Bạn có thể đã tìm hiểu về công ty khi phỏng vấn qua các nguồn thông tin như báo chí, bạn bè, Internet. Tuy nhiên, bạn nên nói rằng bạn muốn được biết nhiều hơn nữa và sau đó chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi thông minh. Hãy tạo ra một cuộc trao đổi thông tin sinh động! 7. Tại sao anh/chị nộp đơn vào vị trí này? Bạn hãy thể hiện khao khát và mơ ước của bạn trong lĩnh vực nghề nghiệp này. Đồng thời cũng cần nêu lên một số điểm mạnh của nơi mà bạn đang ứng tuyển. Ngoài ra, bạn cần phải chứng minh được khả năng của bạn phù hợp với vị trí mà bạn đang ứng tuyển thông qua những kiến thức, kỹ năng… đã có. Bạn có thể trình bày như sau: "Qua quá trình tìm hiểu về trung tâm/nhà trường, tôi nhận thấy đây sẽ là một cơ hội tốt để tôi có thể đóng góp các kinh nghiệm và kỹ năng đã có được trong quá khứ cho trung tâm/nhà trường". Để có ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn cần trang bị cho mình những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn 8. Anh/chị hãy mô tả về tính cách của mình? Chỉ đề cập 2-3 tích cách tích cực nhất. Hãy nhớ là nhà tuyển dụng đang cố gắng quyết định "sự phù hợp" của bạn với vị trí họ cần tuyển. Khả năng xác định chính xác các giá trị của họ sẽ giúp bạn có được câu trả lời phù hợp. 9. Hãy nói cho tôi biết về một mục tiêu trong công việc vừa qua mà anh/chị đã thất bại và nguyên nhân tại sao? Câu hỏi này giả định rằng bạn từng thất bại trong một số mục tiêu. Tuy nhiên, nếu chưa bao giờ gặp thất bại, bạn có thể thành thật nói ra điều này. Ngược lại, nếu từng có những mục tiêu mà bạn không thể đạt được vì một số lý do khách quan nào đó, hãy mô tả lại và đừng quên giải thích là những trở ngại này vượt quá tầm kiểm soát của bạn. Thậm chí tốt hơn bạn nên thảo luận về một mục tiêu mà bạn đã "suy nghĩ lại" khi nhận ra được tính bất khả thi của nó. 10. Theo anh/chị, thế nào là môi trường làm việc lý tưởng? Đây chính là câu hỏi mà bạn có thể mang vào một số giá trị và kinh nghiệm riêng của bản thân. Tuy nhiên, đừng làm cho nó có vẻ quá tuyệt vời hay không thực tế. 11. Nêu lên những nhận xét khách quan của Anh/Chị về người quản lý trước? Hãy liên hệ đến những kinh nghiệm quý báu mà bạn đã đạt được. "Đó là một công ty tuyện vời, tôi đã có nhiều cơ hội học tập kinh nghiệm và thể hiện năng lực của mình". Hãy cứ tự tin đào sâu vào vấn đề này!!! 12. Trách nhiệm về tài chính của Anh/Chị đối với công ty ra sao? Bạn có thể đề cập đến các trách nhiệm quản lý ngân sách, tính toán số lượng nhân viên, kích cỡ dự án và chiến dịch bán hàng mà bạn trực tiếp chỉ huy. 13. Trong công việc vừa qua, điều gì khiến Anh/Chị thích nhất và ghét nhất? Hãy trở lời thận trọng khi gặp phải câu hỏi này. Bạn có thể nêu lên những điều hài lòng và chưa hài lòng, tuy nhiên nên nhấn mạnh và các điểm tích cực hơn là kể lễ về các tiêu cực. 14. Hãy kể lại một số thành công nổi bật của Anh/Chị trong công việc vừa qu Câu trả lời này hoàn toàn không gây khó khăn vì bạn đã lựa chọn sẵn các thành công để trình bày. Hãy sẵn sàng mô tả 03 hay 04 thành công thật chi tiết. Nếu có thể, cố gắng liên hệ câu trả lời với những thách thức mà bạn đang phải đối mặt. 15. Tại sao Anh/Chị không tìm một công việc mới sau nhiều tháng? Bạn có thể nhận thấy câu hỏi này hơi xúc phạm, tuy nhiên đừng đón nhận nó dưới tư cách cá nhân. Hãy đơn giản trả lời thật ngắn gọn, "Tìm một công việc nào đó không quá khó khăn, tuy nhiên tìm đúng công việc lại cần nhiều thời gian và suy nghĩ thận trọng". 16. Nếu được lựa chọn công việc và công ty, Anh/Chị sẽ quyết định nơi làm việc nào trong số các công ty có trên thị trường hiện nay? Hãy nói về công việc mục tiêu và điều gì tạo ra sức hút đối với bạn trong công ty đang phỏng vấn. 17. Nếu được nhận vào vị trí này, Anh/Chị sẽ mang đến cho công ty sự thay đổi gì? Đây là câu hỏi vô cùng hóc búa, vì bạn không không thể có câu trả lời cụ thể nếu không nắm vững một số chi tiết về vị trí công việc, công ty và nền văn hoá. Thậm chí, nếu bạn có được câu trả lời, hãy thật thận trọng khi mô tả về các thay đổi sâu rộng sẽ mang đến cho công ty. Nếu người phỏng vấn không đưa ra các vấn đề mà bạn cảm thấy tự tin để giải đáp, hãy giải thích khôn khéo rằng bạn cần tìm hiểu thêm về công ty, trao đổi với nhận viên, thực hiện các cuộc đánh giá trước khi đề ra bất kỳ kiến nghị thay đổi nào. 18. Anh/Chị có phản đối không khi chúng tôi tiến hành bài kiểm tra tâm lý? "Hoàn toàn không có vấn đề nào cả." (Câu nói này chứng tỏ bạn là một ứng viên rất "đáng gờm"). 19. Dạng công việc hay công ty nào Anh/Chị đang cân nhắc đến trong thời gian này? Câu trả lời tốt nhất trong tình huống này là tập trung hoàn toàn vào công việc cụ thể mà bạn đang phỏng vấn. 20. Mục tiêu lâu dài của Anh/Chị? Liên hệ đến công ty bạn đang phỏng vấn hơn là trả lời một cách chung chung. Hãy trình bày những tham vọng của bạn một cách thực tế! Trước tiên, nói về công việc bạn đang dự tuyển, và sau đó là các mục tiêu lâu dài. Theo Thethaohangngay |
Bạn mong muốn nhận được mức lương cao ngay khi phỏng vấn với nhà tuyển dụng, dưới đây là những nguyên tắc, bí quyết bỏ túi giúp bạn có được ưng ý nhé!
Bên cạnh việc chọn ngành học theo sở thích và năng lực, yếu tố tính cách cũng rất quan trọng.
Có rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng hiện nay tiến hành giảng dạy nhiều nội dung bằng tiếng Anh cũng như quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) cho sinh viên tốt nghiệp ra trường.
Học ngành nào để ra trường dễ kiếm việc làm không bị thất nghiệp là câu hỏi mà rất nhiều các bạn đứng trước ngưỡng cửa đại học phân vân khi mà thực trạng hiện nay sinh viên ra trường sau khi tốt nghiệp ĐH, thạc sĩ thất nghiệp quá nhiều.
Trường Đại học Lao động - Xã hội (CSII) tại Thành phố Hồ Chí Minh thông báo tuyển Giảng viên giảng dạy một số chuyên ngành, cụ thể như sau: