Khi mới chân ướt chân ráo lên thành phố nhập học, tân sinh viên cần tìm hiểu kỹ đế tránh mắc phải một số nạn lừa đảo hiện nay như: nạn môi giới việc làm, tuyển dụng lừa đảo...
Nạn môi giới việc làm và tuyển dụng lừa đảo
Tâm lý thường trực của sinh viên sống xa nhà, nhất là những bạn sinh viên mới học năm đầu là tìm việc để kiếm thêm khoản phụ giúp hàng tháng cho gia đình và trang trải cuộc sống của mình. Nắm bắt được tâm lý này, bọn lừa đảo đã sử dụng các chiêu trò khác nhau nhằm lừa tiền của sinh viên.
Không khó để bắt gặp những tờ rơi tuyển dụng việc làm thêm cho sinh viên được dán tràn lan và vứt bừa bãi tại các bến xe buýt hay cổng trường đại học.
Ví dụ như tại một bến xe buýt trên đường Hoàng Quốc Việt có một tờ giới thiệu như sau: “Tuyển nữ nhân viên phục vụ karaoke, ưu tiên người ngoại tỉnh, không cần kinh nghiệm. Liên hệ anh A số điện thoại: 0961…”, hay “ Đi làm ngay, lương 5-7 triệu một tháng. Liên hệ chị B…”…
Biển tuyển dụng được dán khắp nơi trên các bến xe bus.
Khi nhìn thấy các thông tin kiểu này, các bạn cần đề cao cảnh giác. Đừng nên ham công việc nhàn lương cao mà "tiền mất tật mang" nhé.
Mời mua tăm tre tại các bến xe lớn
Chiêu lừa đảo phổ biến nhất tại các bến xe lớn là mua tăm tre ủng hộ người mù, người khuyết tật. Các đối tượng này thường là phụ nữ (tuổi từ 25 đến 35), họ cầm trên tay một quyển sổ và một túi đựng tăm tre, ăn mặc như một người bình thường.
Mỗi khi có xe khách hoặc xe buýt vào bến là các đối tượng này lao ra trèo kéo, mời mọc rất “ngon ngọt” và yêu cầu hành khách mua tăm ủng hộ cộng đồng người khuyết tật, người mù. Khi “con mồi” còn đang do dự, bọn chúng liền hỏi tên và nhanh chóng ghi vào sổ. Lúc này bọn chúng vẫn ăn nói rất nhỏ nhẹ và ý muốn lấy tên để ghi nhận lòng hảo tâm và là bằng chứng để tổ chức nhân đạo giám sát, lấy danh sách. Sau khi “con mồi” đã kí tên bọn chúng đưa tăm tre cho “con mồi” và ghi vào sổ mức giá trên trời, thường là 20 hoặc 50 nghìn đồng và đôi khi là cả 100 nghìn đồng một gói.
Biết là đã sập bẫy bọn lừa đảo, nhiều người gạt ra không trả tiền, định bỏ đi thì ngay lập tức thấy được bộ mặt xảo quyệt, thâm ác của bọn lừa đảo. Bọn chúng lên giọng quát tháo, đe doạ bắt trả tiền. Nếu ai cố tình không trả tiền thì chúng gọi đồng bọn ở xung quanh xúm lại vây đánh và chửi bới thậm tệ.
Nhờ chuyển hộ gói đồ, tờ hóa đơn...để thôi miên lấy hết đồ
Tình trạng thôi miên để lừa tiền không còn là hình thức lừa đảo xa lạ nhưng cách thức mà bọn lừa đảo này thực hiện thì lại cực kỳ tinh vi và khác nhau. Khi thấy người lại gần bạn bắt chuyện hỏi thăm địa chỉ đến một nơi nào đó và nhờ chuyển hộ gói đồ hay tờ hóa đơn rồi sau đó cho vài trăm thì đừng dại gì mà tin nhé. Khi bạn nghe theo lời bọn chúng, bọn này sẽ lợi dụng để thôi miên và lấy tiền, ví và các đồ đạc có giá trị khác của bạn đấy.
Nhờ bấm hộ điện thoại
Lợi dụng lòng tin người của các bạn sinh viên, các đối tượng lừa đảo thường sử dụng chiêu nhờ bấm hộ số điện thoại để gọi cho ai đó hoặc nhờ mở một chiếc iPhone cực xịn với lý do là không biết dùng. Trong khi "con mồi" cắn câu, bọn này sẽ sử dụng thuốc mê để lấy tiền của nạn nhân hoặc để nạn nhân tự động đưa hết tiền và những thứ có giá trị cho chúng. Đến khi các bạn choàng tình thì chúng đã cao chạy xa bay rồi.
Gạ gẫm mua đồ rẻ tiền
Bọn lừa đảo thường nhắm vào những sinh viên tỉnh lẻ mới lên thành phố, tìm cách tiếp cận và gạ gẫm mua đồ. Chúng thường lén lén nút nút gạ các bạn mua máy ảnh hoặc điện thoại giá rẻ với các chiêu như: "Anh có chiếc máy ảnh vẫn còn mới, rẻ lắm...đang cần tiền gấp nên chỉ 500k thôi." Lúc bạn kiểm tra máy thấy vấn mới như lời hắn nói nhưng không bật được máy lên. Hắn sẽ giải thích máy hết pin, em về nạp vào là được. Đến khi trả tiền xong và nhà sạc pin kiểm tra thử thì bạn mới tá hỏa là mình bị lừa một vố đau đớn.
Theo Thethaohangngay
Lên Đại Học có nhiều thứ không còn giống như khi bạn cắp sách hồi phổ thông, nhất là khi bạn phải khăn gói đi trọ học xa nhà. Một vài lưu ý dành cho các tân sinh viên năm nay lên thành phố nhé.
Để tiết kiệm chi phí đi lại, nhiều sinh viên chọn cách đi xe bus tới trường. Dưới đây là những kinh nghiệm bỏ túi mà các bạn tân sinh viên nên biết.
Học đại học để có tấm bằng ra trường hay học một nghề thành thạo giúp mình có cuộc sống ổn định, làm lợi cho xã hội?
Sinh năm 1993, Nguyễn Hoàng Duy Phương đã sở hữu một tấm bằng cử nhân ở Nhật Bản và hiện đang theo học chương trình thạc sĩ hai văn bằng ở Đan Mạch. Điều đáng nể là suốt 6 năm học tập ở xứ người, Phương đều nhận đạt được nhiều thành tích xuất sắc và những suất học bổng giá trị.
Đầu năm học là thời điểm có rất nhiều tân sinh viên nhập học. Đây cũng chính là cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng.