Những từ chính tả hay sai trong bài thi Đánh giá năng lực

Trong tiếng Việt có rất nhiều các cặp từ chính tả dễ nhầm lần, khiến thí sinh hay sai và mất điểm đáng tiếc trong bài thi ĐGNL. Cùng xem dưới đây:

>>> TẢI FILE ÔN TẬP CHÍNH TẢ THI ĐGNL TẠI ĐÂY

ÔN CHÍNH TẢ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CÙNG TUYENSINH247

B

Bạc mạng / bạt mạng:

Bạt mạng: liều lĩnh, bất chấp tính mạng

Bàng quang / bàng quan:

Bàng quan: Đứng ngoài mà xem chứ không có tham dự vào

Bàng quang: bóng đái, túi chứa nước tiểu

 

C

Chửa / chữa:

Chửa: đồng nghĩa với mang thai, là dấu hỏi.

Chữa: đồng nghĩa với sửa, thường được ghép với nhau thành từ ghép: sửa chữa.

Chuyện / truyện

Chuyện là thứ được kể bằng miệng.

Truyện là thứ được viết ra và được đọc.

Ví dụ: “chuyện cổ tích” được kể dựa theo trí nhớ nhưng khi chuyện cổ tích được in vào sách thì nội dung được in đó gọi là “truyện cổ tích”. Và nếu có người đọc cuốn sách đó thì người đó đang đọc “truyện cổ tích”.

Căn dặn / căn vặn

Căn dặn: dặn dò tỉ mỉ, cẩn thận (thường với người dưới)

Căn vặn: hỏi cặn kẽ đến cùng cốt cho lộ ra sự việc, hỏi cho ra lẽ

Chặn đường / chặng đường

Chặn đường: cản trở, không cho người hoặc xe lưu thông trên đường.

Chặng đường: một khoảng cách, một đoạn đường hoặc một khoảng thời gian tương đối dài.

Chắp bút / chấp bút:

Chắp bút: (Chắp: ghép lại, nối lại, làm cho liền lại) => Đây là từ không có nghĩa

Chấp bút: (Chấp: cầm, nắm, giữ) => Chấp bút nghĩa ban đầu được hiểu là cầm bút để viết, sau được hiểu là "Khởi thảo văn bản theo ý kiến đã thống nhất của một tập thể"

Chín mùi / chín muồi:

Chín muồi: rất chín, chín đến giai đoạn ngon nhất, phát triển đến trình độ đầy đủ nhất, có thể chuyển sang giai đoạn khác.

Chính chắn / chín chắn:

Chín chắn: thận trọng, đứng đắn

Chỉnh chu / chỉn chu:

Chỉn chu: chu đáo, cẩn thận (ăn mặc chỉn chu)

Chua sót / chua xót:

Chua xót: xót xa, đau đớn một cách thấm thía.

Chuẩn đoán / chấn đoán:

Chẩn đoán: có nghĩa là xác định bệnh, dựa theo triệu chứng và kết quả xét nghiệm

Cọ sát / cọ xát

Cọ xát: cọ đi cọ lại, xát vào nhau; tiếp xúc, thử thách trong những hoàn cảnh, môi trường khó khăn và đa dạng.

 

D

Dục / giục:

Dục: nói về chức năng sinh lý của cơ thể hoặc mong muốn, ham muốn. Ví dụ: thể dục, giáo dục, tình dục, dục vọng

Giục: nói về sự hối thúc. Ví dụ: giục giã, xúi giục, thúc giục

Dữ dội / giữ dội :

Dữ dội: sự việc diễn ra hết sức mạnh mẽ và có tác động đáng sợ. (Dữ: Tính từ chỉ tính cách, tích chất. Ví dụ: dữ dằn, giận dữ, dữ tợn, hung dữ,… Giữ: động từ chỉ việc sở hữu, bảo vệ. Ví dụ: giữ của, giữ gìn, giữ xe, giữ đồ,…)

Dành giật / giành giật:

Giành giật: tranh cướp, cướp đoạt. (Dành: động từ mang nghĩa tiết kiệm, cất giữ hoặc xác định quyền sở hữu, chia phần cho ai đó. Ví dụ: để dành, phần này dành cho bạn; giành: động từ chỉ sự tranh đoạt. Ví dụ: giành giật, giành chính quyền)

Dấu diếm / giấu giếm:

Giấu giếm: cất đi, giữ kín không cho ai biết.

Dè xẻn / dè sẻn:

Dè sẻn: tằng tiện, tự hạn chế chi dùng quá mức.

Dư giả / dư dả:

Dư dả: có thừa, so với mức cần thiết của đời sống vật chất.

 

Đ

Đầy ấp / đầy ắp:

Đầy ắp: đầy đến mức không thể chứa thêm được nữa.

Điểm xuyết / điểm xuyến:

Điểm xuyết: sửa sang, tô vẽ cho thêm đẹp.

Đọc giả / độc giả:

Độc giả: người đọc

Đường xá / đường sá:

Đường sá: đường đi lại trên bộ

 

G

Giả / giã / dã:

Giả: không phải thật nhưng trông giống thật. Ví dụ: hàng giả, giả dối, giả vờ.

Giả: còn là một từ mượn gốc Hán mang nghĩa là “người”. Ví dụ: tác giả (người tạo ra); cường giả (kẻ mạnh), khán giả (người xem), độc giả (người đọc); diễn giả (người nói trước công chúng về một chủ đề nào đó)

Giã: thường ghép với các từ khác như giục giã, giã từ,…

Dã: mang tính chất rừng rú, hoang sơ, chưa được thuần hóa. Ví dụ: dã thú, hoang dã, dã tính, dã man.

Gian sảo / gian xảo:

gian xảo: dối trá, lừa lọc

Giả thuyết / giả thiết:

Giả thuyết: luận điểm mới trong khoa học (để giải thích một hiện tượng tự đó và tạm chấp nhận, chưa được kiểm nghiệm, kiểm chứng).

Giả thiết: quy ước cho trước trong một định lí hay một bài toán để căn cứ vào đó mà suy ra kết luận của định lí hay để giải bài toán.

Gia nhập / ra nhập

Gia nhập: thêm vào, đứng vào hàng ngũ, trở thành thành viên của một tổ chức nào đó (gia: cho thêm, tăng thêm)

 

H

Hàm xúc / hàm súc:

Hàm súc: cô đọng, ngắn gọn nhưng chứa nhiều ý tứ sâu sắc.

Hàng ngày / hằng ngày

Hằng ngày: ngày nào cũng vậy (hằng: không đổi, mãi mãi, luôn luôn thế, bao giờ cũng vậy)

 

K

Khắc khe / khắt khe:

Khắt khe: quá nghiêm khắc, chặt chẽ, yêu cầu cao đến mức có thể hẹp hòi, cố chấp trong sự đối xử, đánh giá.

Khoảng / khoản

Khoảng: dùng để chỉ một vùng không gian, thời gian, độ dài bị giới hạn. Ví dụ: khoảng cách, khoảng không, khoảng thời gian.

Khoảng: cũng có khi được dùng để chỉ sự ước lượng. Ví dụ: Nhóm người đó có khoảng chục người.

Khoản: một mục, một bộ phận. Ví dụ: tài khoản, điều khoản, khoản tiền.

 

L

Lãng mạng / lãng mạn:

Lãng mạn là từ chuyển nghĩa, nghĩa là lí tưởng hóa hiện thực, vượt lên trên hiện thực.

 

M

Mải mê / mãi mê:

Mải mê: mê quá, mê lắm (mải: dồn tâm trí vào một việc đến mức quên những việc khác)

Mãi mê: mê hoài không thôi (mãi: kéo dài một cách liên tục, không ngừng, không muốn dứt)

 

N

Nhận chức / nhậm chức:

Nhậm chức: giữ chức vụ, gánh vác, đảm đương chức vụ

Nói suôn / nói suông:

Nói suôn: nói trôi chảy, không vấp váp

Nói suông: nói mà không làm

 

P

Phong phanh / phong thanh:

Phong phanh: mỏng manh, đơn sơ (thường dùng cho việc ăn mặc mỏng manh, không đủ ấm)

Phong thanh: tiếng gió (thường dùng cho việc nghe thấy thông tin nào đó một cách loáng thoáng hoặc nghe lời đồn, chưa được xác thực)

Phố sá / phố xá:

Phố xá: Phố có các hàng quán (xá: nhà ở, khách quán, quán trọ hay dùng trong các từ quán xá, kí túc xá)

 

S

Súc tích / xúc tích:

Súc tích: có chứa nhiều ý trong một hình thức diễn đạt ngắn gọn.

Sương / xương:

Sương: hơi nước xuất hiện vào buổi sáng sớm hoặc trong những hoàn cảnh thời tiết đặc biệt. Ví dụ: sương mù, giọt sương, hơi sương, sương muối.

Xương: phần khung nâng đỡ cơ thể động vật. Ví dụ: bộ xương, xương bò, xương hầm.

Sửa / sữa:

Sửa: sửa se, sửa máy móc, sửa chữa là dấu hỏi.

Sữa: sữa bò, sữa mẹ, sữa tươi, sữa chua là dấu ngã.

Sắc xảo / sắc sảo:

Sắc sảo: tỏ ra có khả năng nhận xét, ứng phó nhanh, tinh tường và thông minh.

Sơ xuất / sơ suất:

Sơ suất: không cẩn thận, không chú ý đúng mức để có sai sót.

Sáng lạng / xán lạn:

Xán lạn: tươi sáng, rực rỡ (xán: rực rỡ, lạnh: sáng sủa)

Sát nhập / sáp nhập:

Sáp nhập: nhập chung lại, gộp chung lại

Suông sẻ / suôn sẻ:

Suôn sẻ: trôi chảy, liền mạch, không khó khăn, vấp váp.

Sum suê / xum xuê

Sum suê: lá cây rậm rạp, tốt tươi, chụm lại dày dặn. (sum: tụ lại, họp lại)

 

T

Trau giồi / trau dồi:

Trau dồi: làm cho ngày càng trở thành tốt đẹp hơn, có chất lượng cao hơn. (trau: làm cho bóng, cho đẹp lên bằng cách mài, dũa)

Trao chuốt / trau chuốt:

Trau chuốt: sửa sang, tô điểm cẩn thận từng chi tiết cho hình thức đẹp hơn. (trau: làm cho bóng, cho đẹp lên bằng cách mài, dũa)

Thăm quan / tham quan:

Tham quan: đi tận nơi để quan sát, mở rộng hiểu biết (đồng âm với từ “tham quan” – chỉ viên quan tham lam)

Tri thức / trí thức:

Tri thức: những điều hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội.

Trí thức: người chuyên lao động trí óc và có tri thức chuyên môn.

Tự tôn / tự trọng:

Tự tôn: tự mình coi trọng mình, tự biết giá trị của mình nên đòi hỏi được người khác tôn trọng, không muốn làm những việc ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của mình, có thể hiểu là sự tự hào về giá trị chân chính của bản thân.

Tự trọng: coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình; đôi khi được dùng như tính từ.

Tựu chung / tựu trung:

Tựu trung: tóm lại, điều sắp nêu ra là cái chung, cái chính trong những điều vừa nói đến

 

V

Vãn cảnh / vãng cảnh:

Vãng cảnh: đi đến ngắm cảnh

Vô hình chung / vô hình trung:

Vô hình trung: trong cái vô hình, tuy không có chủ định, không cố ý nhưng tự nhiên lại là (tạo ra, gây ra việc gì đó)

Vô vàng / vô vàn:

Vô vàn: biểu thị mức độ cao hoặc số lượng nhiều đến nỗi không biết chính xác là bao nhiêu.

 

X

Xem xét / xem sét:

Xem xét: tìm hiểu, quan sát kĩ để đánh giá, rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết

Xuất xắc / xuất sắc:

Xuất sắc: đạt được những thành tích nổi bật hơn hẳn mức bình thường.

Xúi dục / xúi giục:

Xúi giục: xui và thúc đẩy người khác làm việc sai trái, với dụng ý xấu.

Xoay sở / xoay xở:

Xoay xở: làm hết cách này đến cách khác để giải quyết vấn đề.

Xúc tích / súc tích:

Súc tích: ngắn gọn và đầy đủ

Xuất / suất

Xuất: ra (trái nghĩa với “nhập” – vào)

Suất: một phần được chia ra.

Năng xuất / năng suất:

Năng suất: chỉ hiệu quả của lao động trong quá trình sản xuất, làm việc, được đo bằng số lượng sản phẩm hay khối lượng công việc làm ra trong một đơn vị thời gian nhất định.

Sản suất / sản xuất

Sản xuất: có nghĩa là tạo ra của cải vật chất nói chung

Xác xuất / sác suất / sác xuất / xác suất

Xác suất: chỉ số đo phần chắc của một biến sỗ ngẫu nhiên (Ví dụ: xác suất chúng không cao)

 

Y

Yếu điểm / điểm yếu

Yếu điểm: chỗ quan trọng (yếu: quan trọng; điểm: chỗ, vị trí)

Điểm yếu: (Hán việt là nhược điểm) điểm chưa tốt

Theo TTHN

DÀNH CHO 2K7 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2025!

Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào?

Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?

Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?

Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:

  • Học live, luyện đề cùng giáo viên và Thủ khoa ĐGNL
  • Tổng ôn toàn diện, trang bị phương pháp làm bài hiệu quả
  • Bộ 20+ đề thi thử chuẩn cấu trúc theo chương trình GDPT mới

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

  • Dự kiến nâng ngưỡng đầu vào các ngành Sư Phạm, Y từ 2025

    Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/11 công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Trong đó, Bộ điều chỉnh quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.

  • Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025

    Ngày 22/11, Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025 với nhiều điểm mới: Chỉ tiêu xét tuyển sớm: Không quá 20%, Điểm chuẩn quy đổi về 1 thang điểm chung, Tổ hợp xét tuyển: Bắt buộc có môn Toán hoặc Văn, Xét học bạ: Phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12.

  • Tổ hợp thi Đánh giá năng lực 2025

    Thi Đánh giá năng lực năm 2025 sẽ có những tổ hợp môn nào xét tuyển vào các trường Đại học? Tổ hợp thi ĐGNL Hà Nội 2025 gồm những tổ hợp nào? Thi ĐGNL HCM 2025 gồm những tổ hợp môn nào?

  • Thi đánh giá năng lực có mấy đợt?

    Kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQGHN, ĐHQG HCM, ĐH Sư Phạm HN, ĐH Sư phạm HN 2, ĐH Sư Phạm TPHCM, Bộ Công An tổ chức là một kỳ thi phổ biến được nhiều trường ĐH sử dụng kết quả để xét tuyển. Vậy trong 1 năm những ĐH trên tổ chức bao nhiêu đợt thi ĐGNL? Chi tiết được đăng tải dưới đây.