Ôn thi đánh giá năng lực môn Vật lý

Hướng dẫn ôn tập môn Lý thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội và ĐHQG Hồ Chí Minh gồm Mức độ phân bổ kiến thức trong bài thi, Phạm vi kiến thức, Phương pháp và kĩ năng làm bài.

HƯỚNG DẪN ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC - MÔN VẬT LÍ

1. Ôn thi đánh giá năng lực môn Vật lí – kì thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội

* Cấu trúc bài thi:

Phần Vật lí có tổng số 10 câu hỏi, trong đó:

+ 09 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 đáp án

+ 01 câu hỏi dạng điền đáp án (số nguyên dương, nguyên âm hoặc dạng phân số a/b).

* Mức độ phân bổ kiến thức trong bài thi (tham khảo):

Đề thi thông thường sẽ có đầy đủ 4 mức độ, bao gồm: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao:

+ 20% - 30% thuộc mức độ nhận biết và thông hiểu 

+ khoảng 70% thuộc mức độ vận dụng

+ 10% thuộc mức độ vận dụng cao

* Phạm vi kiến thức: 

Vùng kiến thức ôn thi ĐGNL môn Vật lí  sẽ trải dài trong chương trình THPT và tập trung chủ yếu trong lớp 11 và 12, kiến thức lớp 10 sẽ hỗ trợ về mặt các công thức tính toán, biến đổi.

Các chủ đề môn Vật lí sẽ bao gồm: Cơ học, Điện và từ, Quang học, Vật lí hiện đại ( Lượng tử ánh sáng và Hạt nhân nguyên tử).

Bài thi sẽ giảm dần đi các bài toán nặng về tính toán mà sẽ chuyển sang hướng hiểu về bản chất và khả năng suy luận của học sinh.

2. Ôn thi đánh giá năng lực môn Vật lí – kì thi ĐGNL ĐHQG Hồ Chí Minh

* Cấu trúc bài thi:

Phần Vật lí – thuộc phần thi Giải quyết vấn đề có tổng số 10 trắc nghiệm khách quan trong đó:

+ 2 bài đọc và trả lời câu hỏi: mỗi bài có 03 câu trắc nghiệm

+ 4 câu hỏi đơn

* Mức độ phân bổ kiến thức trong bài thi (tham khảo):

Đề thi thông thường sẽ có đầy đủ 4 mức độ, bao gồm: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao:

+ 30% thuộc mức độ nhận biết và thông hiểu 

+ 60% thuộc mức độ vận dụng

+ 10% thuộc mức độ vận dụng cao

* Phạm vi kiến thức: 

Vùng kiến thức ôn thi ĐGNL môn Vật lí  sẽ trải dài trong chương trình THPT và tập trung chủ yếu trong lớp 11 và 12, kiến thức lớp 10 sẽ hỗ trợ về mặt các công thức tính toán, biến đổi.

Các chủ đề môn Vật lít sẽ bao gồm: Cơ học, Điện và từ, Quang học, Vật lí hiện đại ( Lượng tử ánh sáng và Hạt nhân nguyên tử).

Dữ liệu bài đọc sẽ có thể được lấy từ chính trong chương trình học, các bài thí nghiệm, nghiên cứu hay các bài báo,…

3. Phương pháp và kĩ năng làm bài thi môn Vật lí

Đề thi ĐGNL sẽ bao gồm tổ hợp của các môn học, vậy nên để có thể đạt được kết quả tốt nhất cho cả bài thi nói chung và môn Vật lí nói chung, các bạn có thể tham khảo một số phương pháp, kĩ năng trong quá trình làm bài như sau:

Bước 1: Đọc lướt qua thông tin câu hỏi và đáp án đề cho

Bước 2: Tóm tắt các dữ liệu, số liệu bài cung cấp

Bước 3: Từ những dữ liệu, số liệu sẽ liên hệ đến các công thức có thể sử dụng để tính toán

Bước 4: Tính toán và chọn đáp án đúng. Kiểm tra lại trước khi làm bài

Đặc biệt, với bài thi của kì thi ĐGNL ĐHQG Hồ Chí Minh phần Giải quyết vấn đề có các bài đọc và trả lời các câu hỏi, việc đọc và tóm tắt thông tin là vô cùng quan trọng. Việc đọc và tóm tắt sẽ giúp bạn hình dung được phạm vi kiến thức đề bài đã cho thuộc chương, chủ đề nào đã học hay cung cấp những dữ liệu về công thức tính toán, sơ đồ, số liệu để trả lời các câu hỏi. Vậy nên, hãy chú ý dành thời gian để đọc thật nhanh phần thông tin được cho.

Một lưu ý quan trọng khác trong quá trình làm bài đó là việc phân bố thời gian làm bài sao cho hợp lí. Những câu dễ chúng ta nên làm trước, làm nhanh và cần phải thật chính xác để tránh mất điểm.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là trước khi làm bài hãy kiểm tra thật kĩ máy tính, giấy thi để bảo đảm cho kết quả làm bài nhé.

4. Ôn thi Đánh giá năng lực hiệu quả

Vậy thì ôn tập thế nào để có hiệu quả? Hãy cũng Tuyensinh247.com tìm hiểu nhé.

Đối với kì thi nói chung và môn Vật lí nói riêng thì việc xác định một lộ trình ôn tập là rất quan trọng. Cùng tham khảo các bước sau đây nhé:

Bước 1. Xác định khả năng, trình độ của bản thân

Bước 2. Ôn tập thật chắc các kiến thức nền tảng.

Các câu hỏi của kì thi sẽ giảm dần mức độ tính toán và thiên về hiểu bản chất của kiến thức nên việc nắm kiến thức nền tảng là vô cùng cần thiết

Bước 3. Ôn tập các dạng bài, kiến thức đã có.

Bước 4. Tiến hành luyện đề thi để quen cấu trúc và tăng kĩ năng làm bài

Chúng ta đều biết “Trăm hay không bằng quen tay” nên việc chúng ta luyện tập thường xuyên sẽ ích rất nhiều trong quá trình ôn tập. Nó sẽ hình thành phản xạ cũng như củng cố kĩ năng trong quá trình ôn tập và làm bài sau này.

Bước 5. Tham gia thi thử để đánh giá kết quả của bản thân.

Việc tham gia thi thử sẽ là cơ hội để bạn cọ xát, đánh giá kết quả của bản thân, đồng thời là động lực để bạn cố gắng để có được những kết quả tốt nhất.

Với một lộ trình được xây dựng cụ thể, rõ ràng trên Tuyensinh247.com sẽ giúp bạn có một quá trình ôn tập tối ưu và sẽ đem lại những kết quả hiệu quả cho bạn. Bạn có thể tham khảo lộ trình ôn thi Đánh giá năng lực chi tiết TẠI ĐÂY

Bài viết này được viết để chia sẻ thông tin để bạn tham khảo trong quá trình ôn thi sắp tới. Hy vọng rằng Tuyensinh247 sẽ là người bạn đồng hành trong quá trình ôn tập và mong rằng các bạn sẽ có những kết quả học tập thật tốt trong thời gian sắp tới.

Tuyensinh247

DÀNH CHO 2K7 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2025!

Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào?

Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?

Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?

Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:

  • Học live, luyện đề cùng giáo viên và Thủ khoa ĐGNL
  • Tổng ôn toàn diện, trang bị phương pháp làm bài hiệu quả
  • Bộ 20+ đề thi thử chuẩn cấu trúc theo chương trình GDPT mới

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

  • Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025

    Ngày 22/11, Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025 với nhiều điểm mới: Chỉ tiêu xét tuyển sớm: Không quá 20%, Điểm chuẩn quy đổi về 1 thang điểm chung, Tổ hợp xét tuyển: Bắt buộc có môn Toán hoặc Văn, Xét học bạ: Phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12.

  • Dự kiến nâng ngưỡng đầu vào các ngành Sư Phạm, Y từ 2025

    Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/11 công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Trong đó, Bộ điều chỉnh quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.

  • Tổ hợp thi Đánh giá năng lực 2025

    Thi Đánh giá năng lực năm 2025 sẽ có những tổ hợp môn nào xét tuyển vào các trường Đại học? Tổ hợp thi ĐGNL Hà Nội 2025 gồm những tổ hợp nào? Thi ĐGNL HCM 2025 gồm những tổ hợp môn nào?

  • Thi đánh giá năng lực có mấy đợt?

    Kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQGHN, ĐHQG HCM, ĐH Sư Phạm HN, ĐH Sư phạm HN 2, ĐH Sư Phạm TPHCM, Bộ Công An tổ chức là một kỳ thi phổ biến được nhiều trường ĐH sử dụng kết quả để xét tuyển. Vậy trong 1 năm những ĐH trên tổ chức bao nhiêu đợt thi ĐGNL? Chi tiết được đăng tải dưới đây.