Làm bài thi đánh giá năng lực như thế nào để đạt điểm cao? Phân bổ thời gian làm bài thi như thế nào cho hợp lý là câu hỏi rất nhiều thí sinh băn khoăn. Dưới đây là những kinh nghiệm thi đánh giá năng lực được đúc rút từ thủ khoa ĐGNL các năm rất hay và hữu ích.
Phương pháp làm bài thi đánh giá năng lực là yếu tố quan trọng giúp thí sinh tối ưu hóa điểm số và thể hiện khả năng một cách tốt nhất. Có 4 phương pháp làm bài thi ĐGNL cụ thể như sau:
Phân phối thời gian hợp lý
Với mỗi bài thi, đặc biệt là các bài thi sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan thì điều quan trọng là bạn phải kiểm soát tốt thời gian làm bài bằng cách phân phối thời gian đọc hiểu đầu bài, đọc hướng dẫn từng phần trước khi lựa chọn đáp án. Với mỗi phần, hãy phân chia tổng thời gian của từng phần chia cho số câu hỏi của phần đó để xác định thời gian cần thiết phải hoàn thành tất cả các câu hỏi. Nếu có thể, tiết kiệm thời gian của từng câu hỏi để đủ thời gian xem lại toàn bộ các câu hỏi, làm lại các câu hỏi bạn cảm thấy khó trong hợp phần đó trước khi chuyển sang phần kế tiếp.
Xử lý các câu dễ trước
Thời gian làm bài của mỗi phần được tính đủ để thí sinh kết thúc các câu hỏi. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải một câu hỏi quá khó thì hãy làm câu hỏi tiếp theo sau đó trở lại câu hỏi đó nếu còn thời gian. Bạn cần lưu ý là bạn đang làm bài ở phần nào thì không thể quay lại làm các câu hỏi ở phần trước đó.
Đọc cẩn thận hướng dẫn trả lời
Trước khi bắt đầu mỗi phần, hãy đọc cẩn thận hướng dẫn trả lời. Hãy đọc và xem xét tất cả các câu trả lời và chọn đáp án thấy phù hợp nhất với câu hỏi. Các câu hỏi về toán học và khoa học tự nhiên cần tìm kiếm câu trả lời chính xác. Bạn có thể làm nháp và lựa chọn đáp án mà bạn cảm thấy đúng nhất trong số các đáp án đã cho. Giám thị sẽ cho phép bạn sử dụng các máy tính thực hiện các phép toán đơn giản. Nếu bạn không tìm thấy đáp án như bạn tính, hãy đọc lại đề bài và xem xét lại tất cả các đáp án đã cho. Bạn phải hiểu chính xác câu hỏi đang hỏi điều gì. Một số câu hỏi đòi hỏi bạn phải làm nháp, tính toán, suy luận để có đáp án đúng hay đáp án phù hợp nhất trong khi cũng có các câu hỏi khác có thể dễ dàng nhận ra và làm rất nhanh. Với các câu hỏi dễ cần kết thúc nhanh để dành thời gian cho các câu hỏi khó hơn. Sau khi hoàn thành câu hỏi dễ, hãy quay lại kiểm tra các câu hỏi khó trước khi chuyển sang làm phần tiếp theo.
Sử dụng phương pháp loại trừ
Khi bạn quay lại với câu hỏi khó, hãy cố gắng phát huy tư duy logic của mình để loại những đáp án không đúng. So sánh các câu trả lời đã chọn với các câu còn lại và tìm hiểu xem chúng khác nhau ở điểm gì? Sự khác biệt này có thể gợi ý cho bạn câu trả lời đúng. Hãy loại trừ các câu trả lời sai nhiều nhất có thể, sau đó có thể lựa chọn đoán câu hỏi dựa trên những mối liên hệ giữa đáp án và đầu bài.
>> Tham khảo đề minh họa ĐGNL của ĐHQGHN năm 2025 TẠI ĐÂY
Theo TTHN
Ngày 22/11, Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025 với nhiều điểm mới: Chỉ tiêu xét tuyển sớm: Không quá 20%, Điểm chuẩn quy đổi về 1 thang điểm chung, Tổ hợp xét tuyển: Bắt buộc có môn Toán hoặc Văn, Xét học bạ: Phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/11 công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Trong đó, Bộ điều chỉnh quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.
Thi Đánh giá năng lực năm 2025 sẽ có những tổ hợp môn nào xét tuyển vào các trường Đại học? Tổ hợp thi ĐGNL Hà Nội 2025 gồm những tổ hợp nào? Thi ĐGNL HCM 2025 gồm những tổ hợp môn nào?
Kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQGHN, ĐHQG HCM, ĐH Sư Phạm HN, ĐH Sư phạm HN 2, ĐH Sư Phạm TPHCM, Bộ Công An tổ chức là một kỳ thi phổ biến được nhiều trường ĐH sử dụng kết quả để xét tuyển. Vậy trong 1 năm những ĐH trên tổ chức bao nhiêu đợt thi ĐGNL? Chi tiết được đăng tải dưới đây.