Thi đánh giá năng lực là gì?

Kỳ thi đánh giá năng lực là gì? kỳ thi này thi để làm gì? Có những trường nào tổ chức thi ĐGNL? Thi ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội và thi Đánh giá năng lực ĐHQG-HCM khác gì thi tốt nghiệp THPT? Cùng tìm hiểu thông tin dưới đây.

1. Kì thi đánh giá năng lực là gì?

Kì thi đánh giá năng lực là kì thi do các trường Đại học tự tổ chức thi riêng và kết quả để xét tuyển vào các trường đại học (bao gồm trường tổ chức thi và các trường sử dụng kết quả đó để xét tuyển)

Thi đánh giá năng lực có thể hiểu là một trong các hình thức để xét tuyển vào đại học. Hiện có các hình thức xét tuyển như sử dụng điểm tốt nghiệp thpt, xét tuyển bằng điểm từ kì thi đánh giá năng lực, xét điểm học bạ, tuyển thẳng, bằng chứng chỉ tiếng anh.

2. Trường nào tổ chức thi đánh giá năng lực?

Các trường tổ chức thi đánh giá năng lực để xét tuyển gồm: Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia HCM, Trường đại học sư phạm Hà Nội, khối các trường công an, Trường đại học bách khoa Hà Nội.

Trong đó hai kì thi là thi năng lực do Đại học Quốc Gia Hà Nội và Đại học Quốc Gia HCM tổ chức có ảnh hưởng lớn và được hàng trăm trường Đại học sử dụng để xét tuyển vào Đại học và hai kì thi này ngày càng có sức ảnh hưởng lớn do đánh giá đúng năng lực của học sinh.

3. Cách thức thi đánh giá năng lực

Để tham gia thi đánh giá năng lực học sinh cần trải qua 6 bước 

Bước Nội dung
1 Theo dõi thông tin ngày mở đăng ký dự thi
2 Đăng ký ca thi, đăng ký nguyện vọng và thanh toán lệ phí thi
3 IN giấy báo dự thi
4 Tham gia thi đánh giá năng lực
5 Thông báo kết quả thi ĐGNL đợt 1/2023
6 Với ĐHQGHCM cho phép điều chỉnh nguyện vọng (nếu có nhu cầu)

4. Kì thi ĐGNL thi những môn gì?

Phần Đại học Quốc Gia Hà Nội Đại hoc quốc gia HCM
1 Phần 1 - 50 câu - 60 phút - Tư duy định tính: Môn Ngữ Văn + Tiếng Việt Phần 1 - 40 câu. Sử dụng ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh
2 Phần 2 - 50 câu - 75 phút - Tư duy định lượng: Gồm các môn toán học, thống kê và xử lý số liệu Phần 2 - 30 câu. Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu
3

Phần 3 - 50 câu - 60 phút -Khoa học: Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa mỗi môn 10 câu

Phần 3 - 50 câu: Giải quyết vấn đề

Khái quát

Như vậy thi năng lực ĐHQG Hà Nội thi 3 phần Thời gian làm bài thi là 195 phút. Hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính

Thi ĐGNL ĐHQG HCM Gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 150 phút. Hình thức thi trắc nghiệm trên giấy

 5. Thời điểm nào thi đánh giá năng lực

Kì thi ĐGNL tổ chức nhiều đợt trong năm. Năm 2024, Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tổ chức 6 đợt thi HSA, từ tháng 3 – 6/2024, tại 10 địa phương: Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức 2 đợt thi/năm.

Thông tin từ ĐH Quốc gia TP.HCM, kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH này tổ chức năm 2024 tiếp tục được phát triển theo hướng ổn định, bền vững. Kỳ thi được tổ chức 2 đợt trước thi tốt nghiệp THPT: Đợt 1 dự kiến vào ngày 7/4/2024 và Đợt 2 dự kiến vào ngày 2/6/2024. Bên cạnh 21 địa điểm như năm 2023, ĐH Quốc gia TP.HCM dự kiến bổ sung 2 điểm thi tại Bình Phước và Tây Ninh trong năm 2024.

>>> XEM LỊCH THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2024 TẠI ĐÂY

Kì thi đánh giá năng lực khác với kì thi tốt nghiệp THPT ở số lần thi trong năm nhiều đợt và cấu trúc đề thi sẽ khác. Lượng kiến thức kì thi năng lực rộng và còn nhiều điểm thi sinh muốn dự thi cần tìm hiểu.

Thi đánh giá năng lực là một hình thức kiểm tra năng lực (sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý dữ liệu hay giải quyết vấn đề) của thí sinh khi thí sinh tham gia xét tuyển vào các trường Đại học thông qua bài thi.

6. Cách ôn thi đánh giá năng lực

Đúng như tên kì thi đòi hỏi năng lực nhất định học sinh và cách học hiểu bản chất và tư duy là rất quan trọng vì thế các em nên học từ công thức của học sinh thi năng lực đã thi và có kết quả cao theo công thức sau:

Bước 1: Học chắc và học hiểu bản chất kiến thức nền tảng phải nắm vùng kiến kiến cơ bản cần ôn.

Bước 2: Luyện bài tập từng phần của bài thi: Đây là đảm bảo học sinh hình dung các dạng bài và một số dạng đặc trưng của thi năng lực

Bước 3: Luyện đề - Đây là bước buộc tất cả thí sinh phải thực hiện vì đề thi năng lực rất dài kiến thức rộng và thời gian ngắn vì vậy việc được làm bài thi thử với sức ép thời gian và phân bổ câu hỏi và giao diện y như thi thật là lợi thế cho thí sinh có cơ hội luyện tập trước khi thi. Và từ việc luyện tập các em cũng biết được mình hổng hoặc yếu kiến thức gì cần bổ sung.

Các em có thể tham khảo khóa học trên Tuyensinh247 được thiết kế đáp ứng thích ứng riêng cho kì thi này và rất nhiều anh chị trước chia sẻ về hiệu quả ôn tập. Các em truy cập tại đây: https://on.tuyensinh247.com/

Đánh giá năng lực là một phương thức xét tuyển Đại học

Kì thi đánh giá năng lực được Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học quốc gia HCM là hai trường đầu tiên tổ chức, sau đó thêm các trường như Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm TPHCM, Bộ Công an tổ chức thi. Thi đánh giá năng lực thường bắt đầu từ tháng 2 hàng năm tới cuối tháng 7 hoặc tháng 8.

Kết quả của kỳ thi được sử dụng như một trong những phương thức để xét tuyển vào các trường đại học trong hệ thống ĐHQG-HCM. Tuy nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội và Đại học quốc gia Hồ Chí Minh là hai Đại học có sức ảnh hưởng lớn nên kết quả hai kì thi này được rất nhiều trường Đại học khác sử dụng để xét tuyển. 

Theo thông kê, có 74 trường Đại học Sử dụng kết quả thi ĐGNL của Đại học Quốc gia Hà Nội để xét tuyển, có 97 trường Đại học sử dụng kết quả thi ĐGNL của Đại học Quốc gia Hồ chí Minh để xét tuyển.

Phân biệt thi ĐGNL và thi tốt nghiệp THPT

Kỳ thi đánh giá năng lực là kỳ thi HOÀN TOÀN ĐỘC LẬP với kỳ thi tốt nghiệp THPT. Mục đích thi đánh giá năng lực là ĐỂ XÉT TUYỂN VÀO TRƯỜNG ĐẠI HỌC có sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực để xét tuyển trong phương án tuyến sinh của mình. Mỗi thí sinh có thể dùng kết quả của cả hai kỳ thi này để xét tuyển vào Đại học.

Một điểm rất khác của kì thi đánh giá năng lực là cấu trúc đề thi, thời gian làm bài, hình thức làm bài và kỳ thi tổ chức nhiều lần trong năm.

Tiêu chí

Thi tốt nghiệp THPT

Thi Đánh giá năng lực

Mục đích thi

-         Xét tốt nghiệp THPT

-         Xét tuyển ĐH-CĐ

Xét tuyển ĐH-CĐ

Thi những môn gì

3 môn bắt buộc Toán, Văn, Ngoại ngữ cùng hai bài tổ hợp là KHTN (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc KHXH (Lịch sử, Địa lý, GDCD với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông; hoặc Lịch sử, Địa lý đối với thí sinh học chương trình GDTX)

Bài thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) gồm 3 phần:

  1. Định lượng (Toán, tư duy logic, phân tích số liệu)
  2. Định tính (tiếng Việt, tiếng Anh)
  3. Giải quyết vấn đề

Đề do ai ra

Bộ GD&ĐT

ĐHQG

Hình thức thi

Trên giấy

Trên máy tính hoặc trên giấy

Số lượng kỳ thi

Một đợt duy nhất vào tháng 7

-         ĐHQG-HCM: 2 đợt

-         ĐHQGHN: nhiều đợt

Dù là hai kỳ thi độc lập với nhau nhưng học sinh vẫn phải tham dự kỳ thi THPTQG để xét tốt nghiệp THPT vì ngoài điều kiện có điểm chuẩn ĐGNL đạt yêu cầu trúng tuyển thì học sinh vẫn cần đảm bảo đỗ tốt nghiệp THPT.

Do mục tiêu của kì thi tốt nghiệp THPT chỉ để công nhận tốt nghiệp nên Kì thi đánh giá năng lực ngày càng nhiều trường Đại học sử dụng để xét tuyển và ngày càng ảnh hưởng lớn.

Hiện phương thức xét tuyển vào Đại học mỗi trường và mỗi năm một khác do vậy để cập nhật học sinh cần đọc phương án tuyển sinh của trường mình dự định xét tuyển vào để tìm hiểu. Các phương thức tuyển sinh phổ biến của các trường Đại học như sau:

  1. Xét tuyển bằng kết quả thi THPT (Hiện vẫn là chính nhưng đang xu hướng giảm chi tiêu từ phương thức này.

  2. Xét tuyển bằng học bạ: Hình thức này thường các trường có mức điểm chuẩn thấp hoặc khó tuyển sinh. Hình thức này ít được sử dụng với trường Top đầu.

  3. Xét tuyển bằng thi đánh giá năng lực: Đây là hình thức ngày càng được mở rộng và quan tâm do kết quả việc đánh giá học sinh qua hình thức này được đánh giá tốt và phản ánh đúng năng lực của học sinh.

  4. Tuyển thẳng đại học: Thường áp dụng thí sinh đạt giải quốc gia, kì thi quốc tế, học sinh giỏihọc sinh trường chuyên đủ điều kiện.

  5. Kết hợp giữa học lực với phỏng vấn

    Theo TTHN

DÀNH CHO 2K7 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2025!

Bạn đang không biết bài thi ĐGNL theo chương trình GDPT mới sẽ như thế nào?

Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?

Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?

Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247.COM:

  • Học live, luyện đề cùng giáo viên và Thủ khoa ĐGNL
  • Tổng ôn toàn diện, trang bị phương pháp làm bài hiệu quả
  • Bộ 20+ đề thi thử chuẩn cấu trúc theo chương trình GDPT mới

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

  • Dự kiến nâng ngưỡng đầu vào các ngành Sư Phạm, Y từ 2025

    Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/11 công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Trong đó, Bộ điều chỉnh quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.

  • Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025

    Ngày 22/11, Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025 với nhiều điểm mới: Chỉ tiêu xét tuyển sớm: Không quá 20%, Điểm chuẩn quy đổi về 1 thang điểm chung, Tổ hợp xét tuyển: Bắt buộc có môn Toán hoặc Văn, Xét học bạ: Phải dùng kết quả học tập cả năm lớp 12.

  • Tổ hợp thi Đánh giá năng lực 2025

    Thi Đánh giá năng lực năm 2025 sẽ có những tổ hợp môn nào xét tuyển vào các trường Đại học? Tổ hợp thi ĐGNL Hà Nội 2025 gồm những tổ hợp nào? Thi ĐGNL HCM 2025 gồm những tổ hợp môn nào?

  • Thi đánh giá năng lực có mấy đợt?

    Kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQGHN, ĐHQG HCM, ĐH Sư Phạm HN, ĐH Sư phạm HN 2, ĐH Sư Phạm TPHCM, Bộ Công An tổ chức là một kỳ thi phổ biến được nhiều trường ĐH sử dụng kết quả để xét tuyển. Vậy trong 1 năm những ĐH trên tổ chức bao nhiêu đợt thi ĐGNL? Chi tiết được đăng tải dưới đây.