Quy định mới về đào tạo liên thông mà Bộ GD-ĐT ban hành đã làm dư luận xã hội “nóng” lên về chất lượng đào tạo. Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng lỗi là do sự buông lỏng của cơ quan quản lý trong thời gian vừa qua.
Phản hồi cho quy định mới về đào tạo liên thông, độc giả Vũ Thắng (từ Pháp) đã chia sẻ cách tuyển sinh liên thông của nước Pháp, cụ thể: người học CĐ phải trải qua một thời gian làm việc và quyền tuyển sinh thuộc về các trường ĐH. Cũng chính vì thế cách thức tuyển sinh của mỗi trường là không giống nhau.
Ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết: Người tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề chưa đủ 36 tháng nếu muốn học liên thông lên CĐ, ĐH sẽ phải dự thi tuyển các môn văn hóa, năng khiếu trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH chính quy do Bộ GD-ĐT tổ chức hằng năm. Quy định này được cho là rào cản với những người muốn học cao hơn.
Ba năm học CĐ để làm gì, khi em bỏ ra thời gian, tiền bạc, công sức để hoàn thành mà giờ lại xuất phát điểm từ con số không thì thật vô lý?
Khi đưa ra hình thức liên thông từ bậc CĐ, TCCN lên ĐH, Bộ GD-ĐT coi đây như cánh cửa mở đối với những người có nhu cầu tiếp tục học cao hơn. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT lại khẳng định không khuyến khích mở rộng liên thông với việc đưa ra hàng loạt quy định mới.
“Quyết định liên thông trước đây chưa đủ để bao quát thực tiễn. Bộ GD-ĐT đưa ra quy định mới nhằm làm đúng bản chất, trả lại đúng giá trị cho người học” - ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD-ĐT khẳng định.
Sau hơn 10 năm triển khai “thí điểm” rồi “đại trà”, hình thức đào tạo liên thông đã có những ưu - nhược nhất định, nhưng điều đáng quan tâm chính là đã bị một số trường “lợi dụng”. Để siết chặt quản lý ở mảng hoạt động này, Bộ GDĐT đã đưa ra những chủ trương mới, chính thức có hiệu lực từ 7.2.2013. Chủ trương này đã, đang gây nên làn sóng dư luận đa chiều…
Từ ngày 7/2/2013, quy định mới về đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH sẽ có hiệu lực. Tuy nhiên, một số điểm mới trong quy định đã làm nhiều sinh viên choáng váng, trong khi đó nhiều lãnh đạo trường đại học tỏ ra e ngại.
Quy định mới về việc siết chặt đào tạo liên thông của Bộ GDĐT, theo đó học sinh, sinh viên trung cấp, cao đẳng tốt nghiệp chưa đủ 36 tháng muốn học liên thông phải dự thi tuyển cùng học sinh phổ thông, đã nhận được những phản ánh trái chiều từ dư luận.
Có hộ khẩu vùng cao, đối tượng con thương binh khi học liên thông chính quy có được miễn, giảm học phí là những thắc mắc thường gặp của sinh viên.
Nhiều người cho rằng thông tư quy định về đào tạo liên thông CĐ, ĐH được Bộ GD-ĐT vừa ban hành còn nhiều điều bất hợp lý; đổng thời nhiều SVHS lo việc này làm mất cơ hội học tập của họ.
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư mới quy định đào tạo liên thông trình độ ĐH, CĐ. Đáng chú ý, thông tư quy định chỉ tiêu tuyển sinh liên thông chính quy không vượt quá 20% tổng chỉ tiêu tuyển sinh chính quy hằng năm của cơ sở giáo dục ĐH. Thông tư mới này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 7/2/2013
Trao đổi với phóng viên báo DT, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành quy chế mới để quản lý chặt chẽ hơn về việc đào tạo liên thông. Bên cạnh đó chỉ tiêu cũng được khống chế hợp lý để tránh việc mở lớp tràn lan.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành quy chế mới để quản lý chặt chẽ hơn về việc đào tạo liên thông. Bên cạnh đó chỉ tiêu cũng được khống chế hợp lý để tránh việc mở lớp tràn lan.
Ông Đỗ Văn Chinh - Phó phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định không có chuyện ngành Giáo dục Hà Nội “nói không” với hệ tại chức, liên thông như dư luận lên tiếng sau thông báo tuyển dụng của Sở hồi tháng 9 vừa qua.
“Thả nổi” hình thức đào tạo liên thông trong một thời gian dài nên việc Bộ GD-ĐT soạn thảo một quy định mới để chấn chỉnh là điều cần thiết. Tuy nhiên, với quan điểm “chặt gốc” nửa vời, dự thảo mới đây cho thấy có nhiều bất cập.
Sau hệ tại chức, tiếp đến hệ đào tạo liên thông đại học bị các nhà tuyển dụng từ chối. Việc không đảm bảo chất lượng hệ liên thông cũng được chính cơ quan quản lý ngành dọc thừa nhận nhưng thực tế tuyển sinh hệ này năm nay vẫn rất phức tạp.
Mục đích của liên thông là nâng cao trình độ người học nhưng trên thực tế thì hoàn toàn trái ngược. Hàng loạt trường mở các lớp liên thông ngoài cơ sở với mục tiêu tăng số lượng mà bỏ quên đi chất lượng. Sinh viên theo học chỉ nhằm tới đích “nâng cấp bằng”.
Đào tạo liên thông được mở ra nhằm tạo điều kiện cho người học được chuyển tiếp lên bậc học cao hơn. Tuy nhiên, việc Bộ GD-ĐT “nới tay” cho phép các trường đào tạo theo hình thức này đã làm phát sinh ra những cuộc “nâng cấp bằng” với quy mô lớn.
Thông báo tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2012 của Phú Thọ và Thái Nguyên từ chối ứng viên là người tốt nghiệp đại học hệ liên thông, tại chức.