Lời khuyên trước khi lựa chọn công việc đầu tiênNhững lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn chuẩn bị tâm lý để sẵn sàng lựa chọn công việc đầu tiên trong sự nghiệp của mình đó. Đừng để áp lực chi phối Thực tế hiện nay có rất nhiều bạn sinh viên ra trường rơi vào tình trạng thất nghiệp. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn chấp nhận một công việc bất kỳ với suy nghĩ "mình còn may mắn hơn nhiều người không tìm được việc". Đừng quá vội vàng, hãy suy nghĩ thật kỹ về vị trí, công việc mà bạn mong muốn được thử sức, sau đó hãy nghiên cứu, tìm hiểu thông tin về các công ty đang tuyển dụng nhân sự cho vị trí đó. Bạn có thể tham khảo từ rất nhiều trang web tìm việc làm sẵn có hiện này. Hãy chắc chắn bạn hiểu rõ yêu cầu của vị trí, một số kiến thức cơ bản về công ty mà bạn định ứng tuyển. Ngoài ra, bạn cũng nên cập nhật thêm cho mình những xu hướng tuyển dụng và phát triển của ngành công nghiệp mà công ty đó đang hoạt động. Đặt ra cho bản thân một vài kỳ vọng và xác định tâm lý sẵn sàng chấp nhận kết quả. Điều quan trọng là bạn đừng để áp lực chi phối, không nhất thiết bạn phải tìm được một công việc tốt ngay sau khi tốt nghiệp. Bạn không phải người duy nhất ở trong trường hợp này. Hãy bình tĩnh, thoải mái tận hưởng khoảng thời gian rảnh rỗi sau khi tốt nghiệp trước khi dành cả cuộc đời sau này để bận rộn với công việc. Đặt câu hỏi phù hợp Một trong những sai lầm lớn nhất khi tìm việc của các bạn sinh viên mới ra trường là không đặt câu hỏi. Điều này có thể do họ ngại đặt câu hỏi hoặc cũng có thể họ không biết nên hỏi điều gì. Để tránh sai lầm này, hãy chuẩn bị cho mình một danh sách những câu cần hỏi trước khi bước vào cuộc phỏng vấn. Khi người phỏng vấn đề nghị "Bạn có câu hỏi gì không?" đừng ngần ngại hỏi lý do tại sao những người phỏng vấn lại yêu thích công việc tại công ty này ( một số nhà tuyển dụng thích câu hỏi đó), những điều bạn cần có để thành công tại đây hay một ngày làm việc bình thường sẽ diễn ra như thế nào?. Đặt những câu hỏi như vậy sẽ giúp bạn có được cái nhìn chân thực về vị trí mà bạn ứng tuyển, điều mà sếp kỳ vọng, công ty mà bạn sẽ (có thể) gắn bó, và điều quan trọng nhất-đây có thực sự là nơi phù hợp với bạn.
Hãy ghi nhớ, bạn càng hỏi được nhiều thì bạn càng biết được nhiều, và điều này sẽ giúp bạn tốt hơn trong việc đánh giá các cơ hội mà mình có. Lựa chọn được công việc phù hợp chính là thành công của bạn Quan tâm đến văn hóa của công ty Nhiều người sau khi đi làm nhận ra rằng: "Không có gì tệ hơn là làm việc trong một tập thể mà bạn không thể hòa nhập vào". Một vị trí phù hợp, một mức lương hấp dẫn nhưng nếu bạn không phù hợp với văn hóa của công ty, bạn sẽ luôn thấy áp lực, căng thẳng và lạc lõng. Vì vậy trước khi chấp nhận một công việc nào đó, hãy tìm hiểu về văn hóa của công ty, những con người mà bạn sẽ làm việc cùng. Bạn cũng nên suy nghĩ về việc liệu mình có thể thay đổi một vài điều để hòa nhập với môi trường mới hay không và làm thế nào để thực hiện điều đó. Ghi nhớ kế hoạch 5 năm Tưởng tượng 5 năm nữa bạn đang làm gì là một điều không dễ. Tuy nhiên, khi bạn đang thực hiện bước đi đầu tiên trong sự nghiệp của mình, hãy chắc chắn bạn đi đúng hướng. Thông thường công việc đầu tiên sẽ không phải là vị trí cũng như công ty cuối cùng mà bạn làm việc trong sự nghiệp của mình. Nhưng nó là nền tảng rất quan trọng. Hãy lựa chọn công việc giúp bạn học hỏi kiến thức, tăng thêm kinh nghiệm và rèn luyện các kỹ năng.
Con đường sự nghiệp không phải lúc nào cùng suôn sẻ và bằng phẳng, tuy nhiên với mỗi bước đi của mình, bạn sẽ tích lũy được nhiều bài học và kinh nghiệm để chinh phục mục tiêu quan trọng nhất. Theo Thethaohangngay
|
Những năm gần đây, kế toán không thực sự còn là một ngành \"hot\". Dưới đây là những chia sẻ về bí quyết giúp bạn xin việc kế toán thành công.
Dù là các bạn mới ra trường hay những bạn đã đi làm có kinh nghiệm đều có những lo lắng khi đi phỏng vấn xin việc, người tuyển dụng sẽ hỏi gì, và mình phải trả lời phỏng vấn thế nào là tốt nhất. Cùng tham khảo 20 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn dưới đây sẽ giúp ích cho các bạn khá nhiều đó.
Bên cạnh việc chọn ngành học theo sở thích và năng lực, yếu tố tính cách cũng rất quan trọng.
Có rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng hiện nay tiến hành giảng dạy nhiều nội dung bằng tiếng Anh cũng như quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) cho sinh viên tốt nghiệp ra trường.
Học ngành nào để ra trường dễ kiếm việc làm không bị thất nghiệp là câu hỏi mà rất nhiều các bạn đứng trước ngưỡng cửa đại học phân vân khi mà thực trạng hiện nay sinh viên ra trường sau khi tốt nghiệp ĐH, thạc sĩ thất nghiệp quá nhiều.