Thất nghiệp, cử nhân \'giấu bằng\' đi học nghề

Khó tìm được việc đúng ngành học, nhiều cử nhân chấp nhận làm lao động phổ thông trong thời gian chờ việc với tâm thế “lấy ngắn nuôi dài”. Nhiều khi chờ đợi mãi vẫn không có việc đúng trình độ, có những cử nhân đành đi học nghề để làm công nhân kỹ thuật.

Học viên tốt nghiệp trường nghề, trung cấp chuyên nghiệp lại dễ tìm việc hơn so với cử nhân có tấm bằng đại học trong tay.

Học nghề để có lương cao hơn

Thu Th. tốt nghiệp trường Cao đẳng Phát thanh truyền hình 2 từ năm ngoái nhưng tìm mãi không có được việc làm phù hợp đành phải xin làm công nhân tại một công ty may mặc ở KCN Tân Bình (TPHCM). Th. tâm sự: “Khóa mình có nhiều bạn phải làm công nhân lắm. Kinh tế khó khăn kiếm việc khó quá, trong khi chờ đợi tình hình khá hơn đành phải làm công nhân nuôi sống mình cái đã”.

Anh Thanh N. tốt nghiệp Đại học KHXH&NV TPHCM đã gần 3 năm. Sau khi ra trường anh cũng được tuyển dụng làm văn phòng tại 1 công ty nhỏ. Nhưng đầu năm 2012, công ty tinh giản nhân sự, bộ phận văn phòng bị thu hẹp đầu tiên nên Thanh N. được “vận động” xin nghỉ việc. Sau 3 tháng rải hồ sơ khắp nơi mà không tìm được chỗ làm phù hợp trình độ, Thanh N. đành xin vào làm công nhân tại một xưởng làm bàn ghế giả mây mà người bạn cùng phòng đang làm.

Ông Nguyễn Minh Hiếu - Trưởng bộ phận nhân lực Chonviec cho biết: “Hiện cử nhân đi làm lao động phổ thông không phải là hiếm. Trong những hồ sơ ứng tuyển ở chỗ tôi có anh H. tốt nghiệp cử nhân ngành tài chính ngân hàng mà phải đi làm công nhân may hơn 2 năm qua. Suốt 2 năm, mỗi khi có doanh nghiệp tuyển dụng vị trí nào phù hợp là tôi lại gọi cậu ấy đến phỏng vấn nhưng đã gần 10 lần rồi vẫn không được tuyển nên cậu ấy cũng nản lòng”.

Ông Hiếu thở dài: “Rốt cuộc H. cũng rút hồ sơ ứng tuyển ở chỗ tôi rồi. Nghe nói cậu ấy chấp nhận làm công nhân luôn rồi. H. bảo suốt 2 năm quần quật lao động chân tay, tăng ca suốt nên không có thời gian học nên kiến thức dần dà quên hết, không còn cơ hội tìm việc mà mình có bằng cấp trong tay nữa”.

Khác với H., Thu Th. đang cố gắng học thêm khóa ngoại ngữ ngắn hạn sau giờ làm việc để tìm kiếm cơ hội làm việc phù hợp với trình độ của mình. Còn Thanh N. thì giấu tấm bằng cử nhân để xin học cơ khí ở một trường nghề. Anh tâm sự: “Công nhân hàn tiện trong xưởng thu nhập cao hơn mình nhiều. Mình nghĩ với kiến thức cơ bản của mình thì học nghề này cũng không khó, biết thêm nghề dễ kiếm việc mà thu nhập cũng cao hơn lao động không có chuyên môn”.

Nguyên nhân vì đâu?

Các chuyên gia lao động việc làm không mấy bất ngờ trước tình trạng trên. Bởi theo ông Trần Anh Tuấn - phó Giám đốc thường trực Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi) thì có đến 80% sinh viên mới ra trường không tìm được việc làm trong 3 tháng, 50% thất nghiệp trong 6 tháng, thậm chí sau 1 năm vẫn có đến 30% sinh viên không tìm được việc làm hoặc buộc phải làm trái nghề.

Theo ông Tuấn, nguyên nhân chính của tình trạng trên là do nghịch lý cung cầu của thị trường lao động: nhu cầu nhân lực trình độ cao ít mà cung nhiều, ngành có ít nhu cầu lại nhiều người học. Mấy năm qua, tình hình kinh tế khó khăn, doanh nghiệp giải thể nhiều càng khiến nghịch lý này bộc lộ rõ rệt hơn, nhân lực trình độ đại học ngày càng khó kiếm việc.

Người sử dụng lao động thì đánh giá nguyên nhân là do trình độ chuyên môn của cử nhân mới ra trường quá yếu. Ông Hồng Xuân Viên - Trưởng ban Đào tạo của công ty Micro Game cho biết:“Chúng tôi từng tuyển dụng hơn 60 người có bằng cấp vào công ty cùng một lúc. Nhưng sau 6 tháng chỉ còn lại vài ba người đạt yêu cầu, làm được việc”.

Còn Thạc sĩ Trần Đình Lý - Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Nông lâm TPHCM cho rằng: “Nếu cho rằng chất lượng đào tạo thấp khiến sinh viên ra trường không tìm được việc thì cũng chỉ là một nguyên nhân nhưng không quyết định tất cả. Cấu trúc chương trình, chuẩn kiến thức do Bộ GD-ĐT quy định chiếm 80% trong chương trình đào tạo. Ngoài phần “cứng” bắt buộc trên thì 20% còn lại là tùy thuộc vào các trường xây dựng sao cho cho phù hợp với mỗi trường”.

Theo ông Lý, cử nhân tốt nghiệp ĐH với kiến thức chuẩn đã học khi ra trường là đủ điều kiện để làm việc ở mọi doanh nghiệp. Kỹ năng để vận dụng kiến thức vào bối cảnh, môi trường cũng tương đối tốt. Nhiều doanh nghiệp đánh giá cao ở kiến thức và kỹ năng của sinh viên.

Thạc sĩ Trần Đình Lý cho rằng nguyên nhân lớn đến từ thái độ ứng xử, ứng phó những tình huống đời sống của sinh viên còn rất kém. Ông nói: “Một doanh nghiệp từng kể một câu chuyện tuyển dụng rằng: công ty đã “đánh rớt” thẳng một sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế với tấm bằng giỏi, bảng điểm rất tốt ứng cử vào vị trí kế toán của công ty chỉ vì sinh viên này làm ngơ khi thấy vòi nước công ty xả nước tràn lan”.

“Như vậy, có những trường hợp sinh viên bị từ chối không phải do kiến thức mà ở thái độ!” -  Thạc sĩ Trần Đình Lý phân tích.

Theo Thethaohangngay

NẮM CHẮC KIẾN THỨC, BỨT PHÁ ĐIỂM 9,10 LỚP 1 - LỚP 12 CÙNG TUYENSINH247!

Nếu em đang: 

  • Mong muốn bứt phá điểm số học tập nhanh chóng
  • Tìm kiếm một lộ trình học tập để luyện thi: TN THPT, ĐGNL, ĐGTD, Vào lớp 10
  • Được học tập với Top giáo viên hàng đầu cả nước

Tuyensinh247 giúp em: 

  • Đạt mục tiêu điểm số chỉ sau 3 tháng học tập với Top giáo viên giỏi
  • Học tập với chi phí tiết kiệm, đầy đủ theo ba đầu sách
  • Luyện thi bám sát cấu trúc từng kì thi theo định hướng của BGD&ĐT

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY



  • Tốt nghiệp loại giỏi, thất nghiệp làm \"ôsin\"

    Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế khó khăn, ra trường với tấm bằng cử nhân loại giỏi nhưng nhiều bạn trẻ vẫn không thể tìm cho mình được 1 công việc phù hợp, bất đắc dĩ phải đi làm thuê để trang trải cuộc sống.

  • Cử nhân thất nghiệp vì \"chảnh\"?

    Tình trạng sinh viên đại học ra trường đói dài vì thất nghiệp thời gian qua là một trương những điểm nóng của xã hội. Nguyên nhân từ xã hội, từ nhà tuyển dụng hay chính từ phía các cử nhân? Một câu hỏi ngược được đặt ra: cử nhân đói dài vì thất nghiệp, hay thất nghiệp vì không sợ đói?

  • Chọn ngành học phù hợp với tính cách

    Bên cạnh việc chọn ngành học theo sở thích và năng lực, yếu tố tính cách cũng rất quan trọng.

  • Ngoại ngữ chìa khóa mở ra nhiều cơ hội

    Có rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng hiện nay tiến hành giảng dạy nhiều nội dung bằng tiếng Anh cũng như quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) cho sinh viên tốt nghiệp ra trường.

  • Tổng hợp những ngành nghề dễ xin việc trong 4 năm tới

    Học ngành nào để ra trường dễ kiếm việc làm không bị thất nghiệp là câu hỏi mà rất nhiều các bạn đứng trước ngưỡng cửa đại học phân vân khi mà thực trạng hiện nay sinh viên ra trường sau khi tốt nghiệp ĐH, thạc sĩ thất nghiệp quá nhiều.